Chúng ta đang bàn tới việc chụp một tấm hình chân dung chất lượng cao mà chỉ có một đèn flash (strobe of flash). Có thể túi tiền của bạn hiện tại không cho phép bạn có nhiều hơn 1 đèn flash để chụp. Hoặc nơi bạn chụp không đủ diện tích để có 2 đèn flash. Hay.. bạn muốn một cái gì đó mới lạ? Dù gì đi nữa, bạn vẫn có thể có một tấm hình tốt chỉ với 1 nguồn đèn.
Bài này hướng dẫn 9 cách đặt 1 đèn flash để bạn có thể áp dụng khi chụp chân dung.
Những dụng cụ cần thiết.
Để hoàn thành bài hướng dẫn này, bẽ sẽ cần đủ những dụng cụ sau
- Máy chụp hình và lens để bắt đầu (tất nhiên rồi ). Những tấm hình trong bài này sử dụng Nikon D700, một 24mm, 50mm hay 85mm lens.
- Một cái flash rời (stadn-alone flash) để có thể tự cài đặt
- Một thiết bị để bạn có thể điều khiển cái đèn flash đó, có thể là một thiết bị wireless điều khiển.
- Một cái Ô (dù) hắt sáng – cái dù phía trong có thể hắt sáng (màu bạc).
- Bạn có thể tùy biến bằng một cái đĩa bạc, hoạc một tấm xốp (Bọt biển) chúng rất hữu dụng ở một số nơi.
- Hai cái chân để giữ đèn flash và cái dù hắt sáng.
Ngoài trời và Trong nhà.
Bài hướng dẫn này gồm 2 phần. Một là ngoài trời, nên bạn có thêm nguồn sáng là ánh sáng mặt trời, còn trong nhà thì chỉ có 1 nguồn sáng mà thôi. Bởi vậy hãy bắt đầu ở ngoài trời nơi bạn có 2 nguồn sáng là ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng flash.
Ví dụ 1. Một đèn Flash
Trong ví dụ đầu tiên, trời đã vào chiều, mặt trời ở phía bên trái cô gái. Như hình bạn thấy dưới đây, một nửa mặt của cô gái ở trong tối còn ánh sáng thì rất phẳng. Nền đằng sau cô gái rất nhiều chi tiết phức tạp. Bức hình này chỉ ra chúng tôi để đèn flash ở vị trí hướng thẳng vào đối tượng.
Hoàn thành
Để sử dụng đèn Flash chính xác, tôi đo ánh sáng tự nhiên, sau đó để độ phơi sáng hơi tối đi, và hướng flash vào cho chính xác. Điều này sẽ giúp cho đối tượng tách khỏi nền vì nền sẽ tối hơn. Hàng rào cũng được làm sáng, vì flash khá xa với đối tượng nên nó sẽ chiếu vào một vùng rộng.
Ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu phần tối của mặt, phần còn lại là việ của ánh sáng mặt trời. Kỹ thuật này khá dễ thực hiện và có hiệu quả. Có thể nhìn rõ đối tượng thậm chí khi in khổ lớn.
Ví dụ 2: Chụp RIM Light
RIM Light là thuật ngữ dùng cho những tấm ảnh có ánh sáng từ phía sau khiến vùng viền của đối tượng rất sáng. Bạn để ý rằng tôi để flash ở phía sau đối tượng.
Mặt trời làm sáng đối tượng, nhưng với đèn flash chiếu từ phía sau để tạo Rim light. Rim light chiếu sáng vùng viền của đối tượng và thường phải sáng hơn ánh sáng chính (trường hợp này là Mặt trời).
Không như kỹ thuật trước, tôi không để thiếu sáng so với ánh sáng xung quanh. Thực tế tôi còn chỉnh sáng hơn chút để cùng với flash tạo highlights.
Hoàn thành
Hiệu ứng tập trung đặc biệt vào tóc và áo cô gái. Những phần bên phải hầu hết đều sáng, vì đèn Flash phía sau bên phải của đối tượng, nhung không trực tiếp, ánh sáng chỉ chiếu vào phần viền. Bạn có thể thấy sự tác động của ánh sáng lên hàng rào phía sau, chi sáng hơn chút ở bề mặt.
Ví dụ 3: Rembrandt Lighting
Rembrandt lighting là kỹ thuật phổ biến trong các studio. Với việc sử dụng một đèn flash một phía làm ánh sáng chính với góc 45 độ, và một tấm phản quang (hoặc một đèn flash khác) ở phía ngược lại – cũng -45 độ – để làm ánh sáng phụ.
Kỹ thuật này được đặt theo tên và dựa trên ánh sáng những bức tranh của danh họa nổi tiếng
Rembrandt người Hà Lan – Những bức họa chân dung của ông được vẽ theo ánh sáng như vậy.
Cho lần chụp này, tôi gắn thêm một cái dù. Đèn flash được bắn thẳng vào dù để ánh sáng lấy được từ sự phản chiếu của cái dù rất êm và tỏa rộng hơn, tuy nhiên nó cũng khiến ánh sánh yếu đi vì thế bạn thấy chiếc dù đặt ngay gần với mặt cô gái
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt và cơ thể (từ góc nhìn chúng ta) được chiếu sáng bằng mặt trời, nhưng mặt trời không phải là nguồn sáng chúng ta tự thêm vào. Đèn Flash đã làm sáng phần tối gương mặt, nhưng cũng đã làm sáng cả những thanh gỗ hàng rào.
Mặt trời đã tạo nên một sắc ấm trên tóc và đôi chân của cô gái. Để lấy đo sáng trong trường hợp này, tôi đo sáng phần được chiếu sáng bởi mặt trời, và một chút phần tối. Sau đó chỉnh Flash đến khi bức ảnh được như ý muốn.
Ví dụ 4: Ánh sáng trong nhà
Bây giờ hãy di chuyển vào trong nhà. Trong các ví dụ còn lại, tất cả ánh sáng cung cấp cho đối tượng đều từ đèn Flash. Trong khi tôi sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để set up những thứ cần thiết. Ánh sáng của sổ không có tác động tới đối tượng trong trường hợp này
Cường độ từ đèn Flash sáng hơn ánh sáng từ cửa sổ. Trong cách sắp xếp dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã đề nghị cô gái đeo kính râm và nhìn trực tiếp vào đèn Flash, tôi đã để phía trên.
Hoàn thành
Bức ảnh cuối cùng nhìn có vẻ giống một ngôi sao nhạc rock. Sự phản chiếu của cái dù lên chiếc kính râm tạo khiến tấm ảnh rất thú vị, Màu sắc tấm ảnh rất nhẹ nhàng.
Ví dụ 5: Flash phía sau và phản quang phía trước.
Cần nói rõ trường hợp này. Chiếc đù đặt trước mặt đối tượng không có đèn flash, nó chỉ để dùng phản quang. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng một cãi đĩa bạc hay tấm bạt trắng (hoặc bọt biển).
Đèn flash đặt ở phía sau sẽ bắn vào tấm phản sáng tạo nên nguồn sáng chính, đồng thời nó cũng tạo RIM light ở phía sau đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy tấm hình ở dưới. Ánh sáng phản chiếu trở thành nguồn sáng chính, còn đèn flash tạo Rim light ở tóc cô gái. Trong ví dụ này có vẻ vị trí đèn Flash phía sau không tốt lắm, nên tôi không hài lòng về tấm hình này. Hy vọng bạn sẽ làm tốt hơn.
Ví dụ 6: Flash phía trên
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt. Tôi thích dùng nó bởi vì tấm hình sẽ có hiệu quả về màu sắc, hơn nữa nền bị tối đi rất nhiều. Trong kỹ thuật này bạn để đèn phía trên đầu – hơi nhô ra phía trước một chú so với đầu cô gái. Cô gái nhìn lên, sao cho bóng của cái mũi không quá nhiều.
Hoàn thành
Với tấm hình dưới đây, bạn thấy phần mặt cô gái hoàn toàn nổi bật, nền phía sau bị tối đi rất nhiều càng làm cô gái thêm nổi bật. Với kỹ thuật này bạn có thể làm cho một phần đối tượng chìm trong tối. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách để dù hắt sáng phía dưới.
Ví dụ 7: Nhìn kiểu…Mỹ
Trong cách chụp này bạn sẽ để đối tượng đứng sát tường. Đèn Flash để hơi cao quá mặt và bắn thắng vào dù hắt sáng. Tất cả để gần với đối tượng, bởi vậy bạn cũng nên đặt đèn Flash yếu đi một chút.
Hoàn thành
Kết quả chụp bạn thấy quanh tấm hình có vignette rất mượt – đó chính là phạm vi hắt sáng của dù hắt sáng – đồng thời phạm vi rộng của dù hắt sáng phủ lên hết mặt cô gái vì thế toàn bộ mặt được chiếu sáng nên không có phần tối. Gọi là nhìn kiểu Mỹ vì góc độ chụp khiến ta liên tưởng tới những tấm hình cảnh sát bên Mỹ chụp các đối tượng :p
Ví dụ 8: Chụp gần
Về cơ bản cách sắp xếp đèn lần này giống như ở Ví dụ 5. Tuy nhiên bạn để mọi thứ (tường, đèn, đối tượng, dù) gần nhau hơn, giống như ví dụ trên. Trong lần chụp này tôi sử dụng Lens 50mm. Bạn đứng chụp chéo như ở hình dưới.
Hoàn thành
Kết quả chụp cho một tấm hình có ánh sáng tốt. Cường độ ánh sáng của dù đủ để mặt và mái tóc cô gái được làm rõ. Đèn Flash phía sau giúp đường viền đối tượng được làm rõ.
Kỹ thuật này cũng cho ánh sáng nền ngược lại với kỹ thuật để đèn flash phía trên. Nền ở lần chụp này hoàn toàn trắng. Tuy nhiên bàn tay cô gái bị trắng quá, nếu chụp lại tôi sẽ để bàn tay ở vị trí khác.
Ví dụ 9: Chụp đối diện bức tường
Trong cách chụp này, bạn không cần dù hắt sáng, bạn để Flash và đối tượng đứng như hình dưới, một bên sát tường, còn phía sau lưng thì xa tường ra. Cách xếp này giúp cho tường hắt chút ánh sáng vào vùng tối của đối tượng.
Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt rất đẹp còn nền thì tối hoàn toàn. Với cách chụp này bạn có thể sử dụng ở bất cứ nới đâu. Bạn có thể giảm tốc độ chập xuống từ 1 hoặc 2s để có thể nhìn thấy nền lại. Điều này giúp cho tấm hình chân dung có thêm chất liệu nền. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng tới góc tường để tạo nền trắng.