Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

9 cách để chụp chân dung với 1 nguồn sáng

Chúng ta đang bàn tới việc chụp một tấm hình chân dung chất lượng cao mà chỉ có một đèn flash (strobe of flash). Có thể túi tiền của bạn hiện tại không cho phép bạn có nhiều hơn 1 đèn flash để chụp. Hoặc nơi bạn chụp không đủ diện tích để có 2 đèn flash. Hay.. bạn muốn một cái gì đó mới lạ? Dù gì đi nữa, bạn vẫn có thể có một tấm hình tốt chỉ với 1 nguồn đèn.

Bài này hướng dẫn 9 cách đặt 1 đèn flash để bạn có thể áp dụng khi chụp chân dung.

Những dụng cụ cần thiết.

Để hoàn thành bài hướng dẫn này, bẽ sẽ cần đủ những dụng cụ sau

  • Máy chụp hình và lens để bắt đầu (tất nhiên rồi ). Những tấm hình trong bài này sử dụng Nikon D700, một 24mm, 50mm hay 85mm lens.
  • Một cái flash rời (stadn-alone flash) để có thể tự cài đặt
  • Một thiết bị để bạn có thể điều khiển cái đèn flash đó, có thể là một thiết bị wireless điều khiển.
  • Một cái Ô (dù) hắt sáng – cái dù phía trong có thể hắt sáng (màu bạc).
  • Bạn có thể tùy biến bằng một cái đĩa bạc, hoạc một tấm xốp (Bọt biển) chúng rất hữu dụng ở một số nơi.
  • Hai cái chân để giữ đèn flash và cái dù hắt sáng.



Ngoài trời và Trong nhà.

Bài hướng dẫn này gồm 2 phần. Một là ngoài trời, nên bạn có thêm nguồn sáng là ánh sáng mặt trời, còn trong nhà thì chỉ có 1 nguồn sáng mà thôi. Bởi vậy hãy bắt đầu ở ngoài trời nơi bạn có 2 nguồn sáng là ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng flash.




Ví dụ 1. Một đèn Flash

Trong ví dụ đầu tiên, trời đã vào chiều, mặt trời ở phía bên trái cô gái. Như hình bạn thấy dưới đây, một nửa mặt của cô gái ở trong tối còn ánh sáng thì rất phẳng. Nền đằng sau cô gái rất nhiều chi tiết phức tạp. Bức hình này chỉ ra chúng tôi để đèn flash ở vị trí hướng thẳng vào đối tượng.





Hoàn thành

Để sử dụng đèn Flash chính xác, tôi đo ánh sáng tự nhiên, sau đó để độ phơi sáng hơi tối đi, và hướng flash vào cho chính xác. Điều này sẽ giúp cho đối tượng tách khỏi nền vì nền sẽ tối hơn. Hàng rào cũng được làm sáng, vì flash khá xa với đối tượng nên nó sẽ chiếu vào một vùng rộng.

Ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu phần tối của mặt, phần còn lại là việ của ánh sáng mặt trời. Kỹ thuật này khá dễ thực hiện và có hiệu quả. Có thể nhìn rõ đối tượng thậm chí khi in khổ lớn.





Ví dụ 2: Chụp RIM Light

RIM Light là thuật ngữ dùng cho những tấm ảnh có ánh sáng từ phía sau khiến vùng viền của đối tượng rất sáng. Bạn để ý rằng tôi để flash ở phía sau đối tượng.

Mặt trời làm sáng đối tượng, nhưng với đèn flash chiếu từ phía sau để tạo Rim light. Rim light chiếu sáng vùng viền của đối tượng và thường phải sáng hơn ánh sáng chính (trường hợp này là Mặt trời).

Không như kỹ thuật trước, tôi không để thiếu sáng so với ánh sáng xung quanh. Thực tế tôi còn chỉnh sáng hơn chút để cùng với flash tạo highlights.





Hoàn thành

Hiệu ứng tập trung đặc biệt vào tóc và áo cô gái. Những phần bên phải hầu hết đều sáng, vì đèn Flash phía sau bên phải của đối tượng, nhung không trực tiếp, ánh sáng chỉ chiếu vào phần viền. Bạn có thể thấy sự tác động của ánh sáng lên hàng rào phía sau, chi sáng hơn chút ở bề mặt.





Ví dụ 3: Rembrandt Lighting

Rembrandt lighting là kỹ thuật phổ biến trong các studio. Với việc sử dụng một đèn flash một phía làm ánh sáng chính với góc 45 độ, và một tấm phản quang (hoặc một đèn flash khác) ở phía ngược lại – cũng -45 độ – để làm ánh sáng phụ.

Kỹ thuật này được đặt theo tên và dựa trên ánh sáng những bức tranh của danh họa nổi tiếng Rembrandt người Hà Lan – Những bức họa chân dung của ông được vẽ theo ánh sáng như vậy.

Cho lần chụp này, tôi gắn thêm một cái dù. Đèn flash được bắn thẳng vào dù để ánh sáng lấy được từ sự phản chiếu của cái dù rất êm và tỏa rộng hơn, tuy nhiên nó cũng khiến ánh sánh yếu đi vì thế bạn thấy chiếc dù đặt ngay gần với mặt cô gái





Hoàn thành

Như bạn thấy, gương mặt và cơ thể (từ góc nhìn chúng ta) được chiếu sáng bằng mặt trời, nhưng mặt trời không phải là nguồn sáng chúng ta tự thêm vào. Đèn Flash đã làm sáng phần tối gương mặt, nhưng cũng đã làm sáng cả những thanh gỗ hàng rào.

Mặt trời đã tạo nên một sắc ấm trên tóc và đôi chân của cô gái. Để lấy đo sáng trong trường hợp này, tôi đo sáng phần được chiếu sáng bởi mặt trời, và một chút phần tối. Sau đó chỉnh Flash đến khi bức ảnh được như ý muốn.





Ví dụ 4: Ánh sáng trong nhà

Bây giờ hãy di chuyển vào trong nhà. Trong các ví dụ còn lại, tất cả ánh sáng cung cấp cho đối tượng đều từ đèn Flash. Trong khi tôi sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để set up những thứ cần thiết. Ánh sáng của sổ không có tác động tới đối tượng trong trường hợp này

Cường độ từ đèn Flash sáng hơn ánh sáng từ cửa sổ. Trong cách sắp xếp dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã đề nghị cô gái đeo kính râm và nhìn trực tiếp vào đèn Flash, tôi đã để phía trên.





Hoàn thành

Bức ảnh cuối cùng nhìn có vẻ giống một ngôi sao nhạc rock. Sự phản chiếu của cái dù lên chiếc kính râm tạo khiến tấm ảnh rất thú vị, Màu sắc tấm ảnh rất nhẹ nhàng.





Ví dụ 5: Flash phía sau và phản quang phía trước.

Cần nói rõ trường hợp này. Chiếc đù đặt trước mặt đối tượng không có đèn flash, nó chỉ để dùng phản quang. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng một cãi đĩa bạc hay tấm bạt trắng (hoặc bọt biển).

Đèn flash đặt ở phía sau sẽ bắn vào tấm phản sáng tạo nên nguồn sáng chính, đồng thời nó cũng tạo RIM light ở phía sau đối tượng.





Hoàn thành

Như bạn thấy tấm hình ở dưới. Ánh sáng phản chiếu trở thành nguồn sáng chính, còn đèn flash tạo Rim light ở tóc cô gái. Trong ví dụ này có vẻ vị trí đèn Flash phía sau không tốt lắm, nên tôi không hài lòng về tấm hình này. Hy vọng bạn sẽ làm tốt hơn.





Ví dụ 6: Flash phía trên

Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt. Tôi thích dùng nó bởi vì tấm hình sẽ có hiệu quả về màu sắc, hơn nữa nền bị tối đi rất nhiều. Trong kỹ thuật này bạn để đèn phía trên đầu – hơi nhô ra phía trước một chú so với đầu cô gái. Cô gái nhìn lên, sao cho bóng của cái mũi không quá nhiều.





Hoàn thành

Với tấm hình dưới đây, bạn thấy phần mặt cô gái hoàn toàn nổi bật, nền phía sau bị tối đi rất nhiều càng làm cô gái thêm nổi bật. Với kỹ thuật này bạn có thể làm cho một phần đối tượng chìm trong tối. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách để dù hắt sáng phía dưới.





Ví dụ 7: Nhìn kiểu…Mỹ

Trong cách chụp này bạn sẽ để đối tượng đứng sát tường. Đèn Flash để hơi cao quá mặt và bắn thắng vào dù hắt sáng. Tất cả để gần với đối tượng, bởi vậy bạn cũng nên đặt đèn Flash yếu đi một chút.





Hoàn thành

Kết quả chụp bạn thấy quanh tấm hình có vignette rất mượt – đó chính là phạm vi hắt sáng của dù hắt sáng – đồng thời phạm vi rộng của dù hắt sáng phủ lên hết mặt cô gái vì thế toàn bộ mặt được chiếu sáng nên không có phần tối. Gọi là nhìn kiểu Mỹ vì góc độ chụp khiến ta liên tưởng tới những tấm hình cảnh sát bên Mỹ chụp các đối tượng :p


Ví dụ 8: Chụp gần

Về cơ bản cách sắp xếp đèn lần này giống như ở Ví dụ 5. Tuy nhiên bạn để mọi thứ (tường, đèn, đối tượng, dù) gần nhau hơn, giống như ví dụ trên. Trong lần chụp này tôi sử dụng Lens 50mm. Bạn đứng chụp chéo như ở hình dưới.





Hoàn thành

Kết quả chụp cho một tấm hình có ánh sáng tốt. Cường độ ánh sáng của dù đủ để mặt và mái tóc cô gái được làm rõ. Đèn Flash phía sau giúp đường viền đối tượng được làm rõ.

Kỹ thuật này cũng cho ánh sáng nền ngược lại với kỹ thuật để đèn flash phía trên. Nền ở lần chụp này hoàn toàn trắng. Tuy nhiên bàn tay cô gái bị trắng quá, nếu chụp lại tôi sẽ để bàn tay ở vị trí khác.





Ví dụ 9: Chụp đối diện bức tường

Trong cách chụp này, bạn không cần dù hắt sáng, bạn để Flash và đối tượng đứng như hình dưới, một bên sát tường, còn phía sau lưng thì xa tường ra. Cách xếp này giúp cho tường hắt chút ánh sáng vào vùng tối của đối tượng.





Hoàn thành

Như bạn thấy, gương mặt rất đẹp còn nền thì tối hoàn toàn. Với cách chụp này bạn có thể sử dụng ở bất cứ nới đâu. Bạn có thể giảm tốc độ chập xuống từ 1 hoặc 2s để có thể nhìn thấy nền lại. Điều này giúp cho tấm hình chân dung có thêm chất liệu nền. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng tới góc tường để tạo nền trắng.



5 mẹo chụp ảnh đen trắng (Black & White)

Ảnh đơn sắc, đặc biệt là ảnh trắng đen luôn có giá trị vĩnh cửu bởi tính nghệ thuật và cảm xúc của nó đem lại. Chúng ta dễ dàng có một tấm ảnh đen trắng hơn là những tấm ảnh màu, vì khi có màu sắc ta cũng phải cân nhắc nhiều hơn về sự cân bằng, cảm xúc của màu sắc v.v.


Gray Scale – Giải màu xám là loạt màu phát triển giữa màu đen và màu trắng và độ sâu của màu xám. Vì vậy khi nói Gray Scale bạn hiểu là chúng ta đang nói tới cách đo tone màu xám. Sau đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn hiểu cách chụp Black & White

1. Sử dụng RAW

Nếu bạn có may mắn có thể lưu file RAW thì hãy thực hiện ngay. Nó mở ra rất nhiều khả năng và giúp bạn quản lý hình ảnh nhìn thấy.

Mặt tiêu cực của file RAW là nó cần xử lý sau. Nếu bạn sử dụng RAW, máy tính của bạn, hay là máy ảnh của bạn sẽ tiến hành xử lý vào tạo ra ảnh từ đó. Bạn có thể dùng Adobe Photoshop để xử lý file RAW.

Nếu Camera của bạn không có chức năng này, cũng đừng lo lắng. Tiếp tục theo dõi bài này và bạn sẽ thấy còn rất nhiều cách để có 1 tấm ảnh trắng đen đẹp.




2. Họa tiết và chất liệu.

Nhiều họa tiết và các chất liệu sẽ giúp tấm ảnh trở nên tuyệt vời hơn.

Các họa tiết là sự tuyệt vời trong ảnh trắng đen và màu sắc có thể làm chúng mất sự chú ý. Vậy nếu bạn muốn chụp cảnh nào đó và tập chung vào các họa tiết, hãy chọn tone màu đen trắng thay vì dùng màu.




3. Tương phản

Với sự trợ giúp của ánh sáng bạn có thể có được sự tương phản tốt. Tương phản sẽ mang lại sự khác biệt trong nhiếp ảnh.

Sự tương phản bằng cách chụp ngược sáng , bạn có thể nhìn thấy những điều bạn chưa từng thấy trước đây.





4. ISO

Trong nhiếp ảnh, ISO là một số đại diện cho độ nhạy của cảm biến hình ảnh, số ISO càng cào thì bộ cảm biến càng nhạy. Chỉnh ISO cao giúp bạn chụp những tấm ảnh trong môi trường thiếu sáng, mà không cần sử dụng Flash.

Với ảnh trắng đen, hãy sử dụng ISO thấp. Khi bạn sử dụng ISO cao sẽ xuất hiện noise (những chấm đen trên tấm ảnh). Noise trong nhiếp ảnh giống như "sạn" trong phim, khiến bộ phim không được mịn như mong muốn. ISO cao trong ảnh đen trắng khiến những chấm đen làm bạn khó chịu. Vì vậy sự mờ ảo thực sự tuyệt vời cho ảnh trắng đen.




5. Đối tượng

Nhiếp ảnh trắng đen cơ bản có thể đem lại một cái nhìn tốt trong mọi hoàn cảnh.

  • Ảnh đơn sắc thực hiện tốt có thể truyền tải tình cảm vào mỗi tấm ảnh. Chúng có xu hướng đem lại chiều sâu và cho chúng ta cơ hội khám phá đối tượng hay con người rõ ràng hơn với ảnh màu bởi những yếu tố đồ họa mà nó mang lại (chính nhờ sự tương phản tốt). Nó cũng rất tốt cho các tấm ảnh trừu tượng.

  • Khi chụp ảnh ở những không gian rộng lớn như phong cảnh hay, rừng cây. Chắc chắn rằng không để những tone màu giống nhau chạy suốt bức ảnh của bạn, nó sẽ khiến tấm ảnh nhìn rất buồn chán. Những tấm ảnh đen trắng được cho là ấn tượng là để lại một tác động đáng chú ý với người xem.
    Một cách để thực hiện điều này là tìm kiếm khoảng khắc, như những làn sóng, hay các đám mây bay trên bầu trời. Một thứ gì đó không thật sự ấn tượng trong cuộc sống thực có thể trở thành tuyệt vời khi khoảng khắc của nó được ghi lại bằng máy ảnh.

  • Chụp chỉ một đối tượng là sự lựa chọn thông thường của những người yêu nghệ thuật ảnh đen trắng. Nó cho sự tương phản tốt nhất, ở đây bạn có thể nhấn mạnh ảnh hưởng do các dải màu xám mang lại cho cảm xúc của mỗi người.



Hướng dẫn cách chụp hình Low Key

Low key lighting dùng để chỉ một phong cách của nhiếp ảnh, trong đó sử dụng tông màu đen là chủ đạo để tạo ra một hình ảnh ấn tượng. Khi chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh, sự tương quang trở nên yếu đi, và ngược lại, khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, độ tương quang trở nên rõ nét để nổi bật chủ thể muốn chụp.





Không chỉ để tạo ra một hình ảnh tối, mà còn là sự chọn lọc trong ánh sáng để các phần cụ thể của hình ảnh được chiếu sáng. Thông thường, bạn thường cố gắng tránh bóng đổ, đặc biệt là trên khuôn mặt và xung quanh mắt của đối tượng. Bạn có thể thử chụp trong điều kiện ánh sáng thấp để tránh điều này.

Thay vì căng thẳng tránh bóng tối, bạn sẽ phải xem xét chúng như một thành phần xác định tâm trạng của toàn bộ bức ảnh. Thủ thuật sau đó sẽ giúp tạo ra ánh sáng và bóng đổ đúng ngay vị trí bạn mong muốn

Low key lighting trong nghệ thuật

Nghệ sĩ nhận ra tầm ảnh hưởng của ánh sáng thấp trước khi các nhiếp ảnh gia biết đến. Họa sĩ trong những thời kỳ Phục hưng và Baroque thường được sử dụng một kỹ thuật được gọi là "chiaroscuro" (sự tương quang sáng tối) để đạt đến kịch tính trog bức tranh.

Chiaroscuro xuất phát từ Ý, chiaro có nghĩa là rõ ràng hoặc ánh sáng và “oscuro” có nghĩa là che khuất hoặc bóng tối.

Chiatoscuro không chỉ làm tăng sự hấp dẫn mà còn làm cho bức tranh trở nên thực hơn. Các nguồn sáng khác nhau tạo ra cảm giác về chiều sâu của bức tranh một cách ấn tượng.

Một trong những nghệ sĩ yêu thích của tôi sử dụng kỹ thuật này là Caravaggio. Ông tạo ra nhiều tác phẩm, chẳng hạn như The Incredulity of Saint Thomas, kỹ thuật chiaroscuro là cách ông tạo nên điểm nhấn cho bức tranh.





Và còn rất nhiều ví dụ tuyệt vời khác của các nghệ sĩ đă sử dụng kỹ thuật này, như Gerrit Van Honthorst, Tintoretto, El Greco và thậm chí Rembrandt cũng sử dụng ở mức độ thấp hơn.

Low key trong studio


Nếu bạn có studio riêng, có rất nhiều cách để chụp low key và cho bạn kết quả tuyệt vời. Trước tiên, hăy chắc chắn rằng bạn có một nền (backdrop) lớn màu đen. Theo nguyên tắc chung, tránh các nguồn sáng làm bối cảnh thấy được chất liệu, nếp gấp,…

Bạn cũng có thể chụp low key tốt với những phông nền màu khác, nhưng phông đen sẽ trông sang trọng hơn khi chụp low key.





Một cách sắp đặt dễ dàng và giá cả phải chăng, chủ đề cách phông nền một khoảng ngắn và sử dụng đèn flash từ một phía. Ngoài ra, bạn cần thử độ sáng của đèn flash để ánh sáng không quá mạnh.





Nó sẽ cho bạn kết quả khá ấn tượng với ánh sáng chỉ chiếu 1 mặt bên của đối tượng như ví dụ dưới đây. Chú ý, bối cảnh được chiếu sáng một chút trong hình ảnh này. Tùy thuộc vào sở thích riêng của bạn.





Nếu bạn có một đèn nhỏ, bạn có thể phản xạ ánh sáng bằng cách đặt nó phía sau đối tượng được chụp và chỉ chiếu 1 phần. Ánh sáng này sẽ cho bạn hình ảnh 1 mái tóc đẹp và thường tạo ra một hiệu ứng hào quang.





Thử các địa điểm, chủ đề khác nhau,có thể cả 2 đèn flash, cũng như cường độ ánh sáng khác nhau của flash. Đừng suy nghĩ quá nhiều về những gì bạn có thể loại ra bằng Photoshop và cố gắng tạo ra những kết quả bạn muốn. Thói quen này sẽ giúp bạn phải tìm hiểu thiết bị của bạn tốt hơn và giảm thời gian hậu kỳ sau này.

Low key cho mọi người


Nếu bạn không có studio, cũng không phải băn khoăn. Vẫn còn rất nhiều cách để chụp low key với một ngân sách eo hẹp. Một mẹo nhỏ mà tôi đã nhìn thấy khá thường xuyên là sử dụng 1 căn phòng với 2 cánh cửa. Căn phòng đó phải hoàn toàn tối, tốt nhất là không có cửa sổ hoặc các nguồn sáng tự nhiên khác.





Với các phòng có màu tối, bạn có thể đặt chủ đề một nơi nào đó ở phía trước cửa. Bây giờ đặt một ánh sáng ở chỗ khác ngoài phòng, có thể là ở phía trước lối ra vào. Cánh cửa như một cách để ngăn chặn và kiểm soát ánh sáng đến từ các phòng khác. Bạn chỉ cần đứng trước bức tường, tránh khỏi đường của ánh sáng hướng tới.

Bạn cũng có thể muốn thiết lập một số loại tương phản ánh sáng như hình trên. Bạn có thể sử dụng giấy bìa cứng, giấy thường hay cái gì khác rẻ tiền mà bạn có, trên đó sẽ phản xạ ánh sáng hiệu quả.

Một biến tấu khác của cách này là sử dụng một cửa sổ thay vì một cánh cửa. Đây là một cách ít phức tạp hơn, một cửa sổ với lớp kính dày sẽ cho ánh sáng nhẹ nhàng hơn.

Low key ở ngoài


Một cách tuyệt vời để có được vài bức ảnh đẹp mà không mất bất kỳ chi phí nào, đó là ra ngoài vào ban đêm. Tự nhiên đã lo về bóng tối và bạn chỉ cần tìm thấy một nguồn ánh sáng tốt.

Ánh trăng và đèn đường là 1 nơi lý tưởng để bắt đầu. Bãi đỗ xe cũng là 1sự lựa chọn hoàn hảo để có 1 nguồn sáng lý tưởng và tạo 1 bức ảnh ấn tượng.





Cài đặt máy ảnh

Trong chụp low key, cài đặt máy ảnh có thể khá khác nhau. Bí quyết chính là để giảm thiểu ánh sáng đi vào máy ảnh nhưng vẫn không khiến mọi thứ quá tối. Để minh họa, chúng ta hãy xem một số bức ảnh thực tế cùng với các thiết lập tương ứng.





Ở đây chúng ta thấy một phông nền đen rất đẹp, một nguồn ánh sáng chính. Chúng ta có thể thấy rằng độ mở là ở 1/80 s, khẩu độ f/6.3 và ISO là 100. Thông thường, ISO thấp sẽ tạo ra một hình ảnh quá tối cho dù điều kiện ánh sáng tốt nhưng ở đây, bóng tối chính là điều mà các nhiếp ảnh gia muốn. Và flash kết hợp với tốc độ màn trập giảm đã làm nổi lên các chi tiết muốn nhấn.

Một lợi thế khác ở ISO 100 là chất lượng hình ảnh và màu vẫn đẹp, không bị hạt, và vẫn nổi bật trên nền đen. Hãy xem thêm một vài ví dụ bên dưới và chúng ta có thể bắt tay chụp những bức ảnh tương tự.





Như bạn thấy, mặc dù hình này sáng hơn, nó thực sự chụp tại độ mở 1/200 giây, nhanh hơn đáng kể so với hình trước đó. Mặc dù độ mở ống kính cho phép trong ánh sáng ít hơn ở f/13, ISO là như nhau và có vẻ nguồn sáng mạnh hơn trong bối cảnh này.

Thêm ánh sáng cho phép các nhiếp ảnh gia để tốc độ màn trập nhanh hơn trong khi vẫn giữ được nhiều chi tiết. Điểm giống nhau giữa hai hình ảnh là cố giữ ISO của bạn khoảng 100-200 cho hình tối và chống noise. Bạn sẽ phải thay đổi độ mở và khẩu độ khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn cho bức hình.

Khám phá Low key


Những hình ảnh ví dụ trên chủ yếu là chân dung, nhưng bạn chắc chắn không dừng lại ở đó trong low key. Low key là một hiệu ứng tuyệt vời cho các bức ảnh và bất cứ điều gì khác mà bạn thực sự muốn với một góc nhìn mới mẻ và phong cách. Hãy xem vài ví dụ.






















Cách chụp hình chân dung với kỹ thuật lowkey

Low key đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm trí tôi – Thật dễ dàng để chụp với một ánh sáng duy nhất và bạn có thể sử dụng bất kỳ ống kính nào, đặc biệt là chúng ta không cần tận dụng lợi thế của một khẩu độ (thấp) rộng cho chiều sâu của bức ảnh.

Dụng cụ

• Camera: Canon 50D
• Lens: Canon 50mm F/1.4
• Flashes: Canon 580ex
• Accessories: 1 đèn đứng, 1 khung đèn, 1 dù và tripod.

Một chút về kế hoạch

Một chút về kế hoạch để đi một chặng đường dài! Bạn nên lên trước kế trước khi ra ngoài, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Đôi khi tôi còn vẽ ra một số thứ tôi muốn chụp như 1 đứa trẻ , hoặc phác thảo sơ đồ chiếu sáng, thậm chí tôi còn lưu một ít ảnh mẫu vào iPhone để có thể xem lại.

Ngoài ra, bạn có thể rủ theo vài người bạn để chụp, nó sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn khi bạn tự chụp chân dung lẫn nhau.

Chụp ảnh

Điều đầu tiên bạn cần biết về chụp Low key là nó không cần phải được thực hiện vào ban đêm, trên thực tế chụp vào ban đêm còn gây khó khăn hơn rất nhiều … Làm thế nào bạn có thể tập trung vào một cái gì đó mà bạn không nhìn thấy?

Tôi không nói rằng bạn có thể làm điều đó trong ánh nắng rực rỡ, nhưng miễn bạn chụp ở trong bóng râm. Tôi đã chụp vào khoảng 9h và chỉnh khẩu độ cao để hạn chế những ánh sáng xung quanh đó, trong trường hợp này là mặt trời.

Tìm một vị trí thích hợp để chụp thật dễ dàng, tôi chỉ cần một nơi nào đó có không gian rộng một chút. Tôi đã tìm thấy một bãi đậu xe khổng lồ trống.





Việc đầu tiên tôi muốn làm khi đến nơi là bố trí vật dụng và suy nghĩ làm thế nào để chụp nó. Sau đó, tôi bắt chụp thử mà không nghĩ đến ánh sáng thế nào. Nguồn sáng đầu tiên tôi muốn loại bỏ là ánh sáng xung quanh. Nó khá dễ dàng.

Tôi phải đảm bảo ISO được đặt thấp, nó sẽ đi, sau đó tôi thiết lập tốc độ màn trập nhanh nhất, có thể đồng bộ hoá lên đến 1/200s. Tốc độ màn trập đóng nhanh làm loại bỏ khá nhiều ánh sáng.

Sau đó, đến khẩu độ, tôi bắt đầu với khẩu độ rộng, rồi dần dần thu hẹp nó cho đến khi tôi loại bỏ tất cả các ánh sáng xung quanh. Đây là lúc biểu đồ đặc biệt hữu ích! Mỗi lần tôi thu hẹp khẩu độ, tôi kiểm tra biểu đồ cho đến khi nó nói với tôi tất cả ánh sáng từ bức ảnh đã biến mất.Như thế này:





Lợi ích của việc này là bạn sẽ không phải thay đổi độ mở ống kính nhỏ hơn bạn có, có nghĩa là bạn sẽ không phải làm việc với đèn flash một cách khó khăn. Tôi bắt đầu với đèn flash ở mức 1/4 năng lượng cho bức ảnh này, má trái của tôi bị thiếu sáng một chút và bối cảnh của tôi nhận được một ít ánh sáng





Hừmmmm! Nhưng đừng hốt hoảng – điều này có thể sửa chữa dễ dàng. Có 2 cách, cách đơn giản nhất là bật flash lên và di chuyển ánh sáng vào bên trong chủ đề nơi thiếu sáng, hơn là chĩa vào bối cảnh.

Thứ hai, một lần nữa bật flash của bạn lên và di chuyển mọi thứ ra xa bối cảnh, từ đèn flash, đến người được chụp và cả máy ảnh của bạn nữa.

Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể di chuyển ra khỏi bối cảnh hoặc bạn muốn ánh sáng chiếu vào bối cảnh, nhưng chúng ta vẫn có cách trong tình huống này. Đó là bạn di chuyển ánh sáng gần chủ đề hơn, khoảng một nửa so với ban đầu, lúc này, bạn phải giảm cường độ ánh sáng lại. Lúc này, ánh sáng trên phông nền sẽ được giảm đáng kể.

Nếu bạn không chụp được cũng đừng quá lo lắng, điều tốt nhất là bạn hãy thử lại một lần nữa, nó dễ dàng hơn nhiều khi bạn có kinh nghiệm.





Sau khi thiết lập một điều chỉnh nhỏ và chuyển flash của tôi lên mức 1/2 độ sáng, tôi đã kiếm được chính xác thứ mình cần. Tôi sử dụng một hộp ô dù để điều chỉnh ánh và tôi thích hiệu quả nó mang lại.

Bạn cũng có thể sử dụng một cái phễu to để điều chỉnh , thậm chí bạn không cần tất cả những thứ đó, một đèn flash cũng đủ để thực hiện. Từ lúc đó, tôi mải lo với những tấm ảnh mà không nhận ra Mikee đã chụp một số hình cho tôi – Thật là chuyên nghiệp!

Đây là hình ảnh cuối cùng của tôi, nó chưa được chỉnh sửa nhiều, tôi chỉ cắt hình và chỉnh một ít độ bão hoà.





Bạn có thể xem bản gốc tại Flickr với size to hơn và các thông số kĩ thuật của nó.

Mê hoặc với Nhiếp ảnh trắng đen

Hàng chục năm sau, hay có lẽ không bao giờ kết thúc, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh vẫn còn sử dụng màu đen và trắng cho mục đích nghệ thuật. Ảnh trắng đen là một trong những thể loại tốt nhất và tinh tế nhất của nhiếp ảnh. Đối với những người bắt đầu vào nghề nhiếp ảnh thì bạn hãy tập chụp trắng đen trước khi chụp màu.

Như tất cả họa sĩ đều phải bắt đầu vắt bút chì, than v.v. để bắt đầu những tác phẩm đầu tiên bằng các màu đen trắng. Những người nhiếp ảnh cũng vậy, nếu bạn đã chụp tốt đen trắng, bạn sẽ quen với những tương phản sắc độ, cảm giác chân thật với chất liệu, và không bị những màu sắc (nếu bạn chưa quen) làm rối mắt của mình.

Hãy xem những bức ảnh đen trắng dưới đây để có cảm hứng cho bạn.