Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Hướng dẫn chụp ảnh kỹ thuật số toàn tập

File ebook chủ yếu ở dạng PDF
Tất cả ebook đều có ngôn ngữ tiếng Việt
Các bạn Click trực tiếp vào từng link dưới hình để xem hoặc Download nhé


1. Sáu yếu tố cơ bản trong bố cục ảnh 
2. Kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh
3. Kỹ năng chụp ảnh tĩnh vật
4. Bố cục cho ảnh phong cảnh 
5. Kỹ thuật chụp HDR 
6. Bóng đổ 
7. Kỹ thuật chụp ảnh sắc nét
8. Kỹ thuật chụp ảnh chậm
9. Kinh nghiệm chụp ảnh sân khấu
10. Hai mươi tips chụp ảnh kỹ thuật số

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN II




11. Bóng đối xứng 
12. Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung 
13. Bóng trong nghệ thuật nhiếp ảnh 
14. Kỹ thuật chụp hình phản chiếu ấn tượng 
15. Bù sáng EV 
16. Kỹ thuật làm đầy khung hình 
17. Cảm xúc từ ảnh ngược sáng 
18. Kỹ thuật chụp với 2 đèn và phông sáng 
19. Cảnh trời chiều với điều chỉnh EV 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN III

20. Lời khuyên khi mua máy ảnh KTS 
21. Chân dung và những điều cơ bản 
22. Lựa chọn và sử dụng màu sắc 
23. Chăm sóc và bảo quản Camera số
24. Một vài kinh nghiệp trong quá trình chụp ảnh 
25. Chụp ảnh đẹp
26. Nguyên tắc một phần ba 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN IV


27. Chụp hình hoa 
28. Nhiệt độ và cân bằng trắng trong nhiếp ảnh 
29. Chụp hình trẻ em 
30. Những quy tắc định luật trong nhiếp ảnh 
31. Chụp món ăn 
32. Nhìn theo con mắt của nhà nhiếp ảnh 
33. Chụp tài liệu 
34. Những lời khuyên chụp ảnh đường phố
35. Chụp Tele khi thiếu chân máy 
36. Những lời khuyên chụp ảnh phong cảnh 
37. Đặt tên cho ảnh

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN V


38. Sử dụng chế độ bù sáng
39. Độ nhạy sáng ISO 
40. Sự phù phiếm của ánh sáng 
41. Gióng khung hình cho ảnh 
42. Thủ thuật chụp ảnh KTS 
43. Học nhiếp ảnh trong 30 ngày phần 1 
44. Thủ thuật chụp cảnh đêm 
45. Học nhiếp ảnh trong 30 ngày phần 2 
46. Thủ thuật với cảnh hoàng hôn 
47. ISO – Tốc – Khẩu 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN VI



48. Tiêu chuẩn của ảnh thời máy số 
49. Khái niệm đơn giản về khẩu độ ống kính 
50. Tiêu cự focal length 
51. Khái niệm về chụp hình chân dung 
52. Trường hợp chụp cảnh pháo bông 
53. Khái quát về kỹ thuật chụp Macro 
54. Chống rung cho máy ảnh số
55. Khẩu độ 
56. Khi chụp ngược chiều sáng 
57. Kích cỡ ,chất lượng của ảnh chụp


Nguồn: vnphoto.vn

Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh toàn tập

File ebook chủ yếu ở dạng PDF.
Tất cả ebook đều có ngôn ngữ tiếng Việt
Các bạn Click trực tiếp vào từng link để Download nhé

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN I

1. Sáu yếu tố cơ bản trong bố cục ảnh 
2. Kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh
3. Kỹ năng chụp ảnh tĩnh vật
4. Bố cục cho ảnh phong cảnh 
5. Kỹ thuật chụp HDR 
6. Bóng đổ 
7. Kỹ thuật chụp ảnh sắc nét
8. Kỹ thuật chụp ảnh chậm
9. Kinh nghiệm chụp ảnh sân khấu
10. Hai mươi tips chụp ảnh kỹ thuật số

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN II


Mikie Hara tươi mát bên hồ
11. Bóng đối xứng 
12. Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung 
13. Bóng trong nghệ thuật nhiếp ảnh 
14. Kỹ thuật chụp hình phản chiếu ấn tượng 
15. Bù sáng EV 
16. Kỹ thuật làm đầy khung hình 
17. Cảm xúc từ ảnh ngược sáng 
18. Kỹ thuật chụp với 2 đèn và phông sáng 
19. Cảnh trời chiều với điều chỉnh EV 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN III

20. Lời khuyên khi mua máy ảnh KTS 
21. Chân dung và những điều cơ bản 
22. Lựa chọn và sử dụng màu sắc 
23. Chăm sóc và bảo quản Camera số
24. Một vài kinh nghiệp trong quá trình chụp ảnh 
25. Chụp ảnh đẹp
26. Nguyên tắc một phần ba 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN IV



27. Chụp hình hoa 
28. Nhiệt độ và cân bằng trắng trong nhiếp ảnh 
29. Chụp hình trẻ em 
30. Những quy tắc định luật trong nhiếp ảnh 
31. Chụp món ăn 
32. Nhìn theo con mắt của nhà nhiếp ảnh 
33. Chụp tài liệu 
34. Những lời khuyên chụp ảnh đường phố
35. Chụp Tele khi thiếu chân máy 
36. Những lời khuyên chụp ảnh phong cảnh 
37. Đặt tên cho ảnh

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN V


38. Sử dụng chế độ bù sáng
39. Độ nhạy sáng ISO 
40. Sự phù phiếm của ánh sáng 
41. Gióng khung hình cho ảnh 
42. Thủ thuật chụp ảnh KTS 
43. Học nhiếp ảnh trong 30 ngày phần 1 
44. Thủ thuật chụp cảnh đêm 
45. Học nhiếp ảnh trong 30 ngày phần 2 
46. Thủ thuật với cảnh hoàng hôn 
47. ISO – Tốc – Khẩu 

CHỤP ẢNH CƠ BẢN PHẦN VI



48. Tiêu chuẩn của ảnh thời máy số 
49. Khái niệm đơn giản về khẩu độ ống kính 
50. Tiêu cự focal length 
51. Khái niệm về chụp hình chân dung 
52. Trường hợp chụp cảnh pháo bông 
53. Khái quát về kỹ thuật chụp Macro 
54. Chống rung cho máy ảnh số
55. Khẩu độ 
56. Khi chụp ngược chiều sáng 
57. Kích cỡ ,chất lượng của ảnh chụp

Nguồn: vnphoto.vn 

Kinh nghiệm chụp ngoại cảnh với hắt sáng

Chúng ta vẫn biết thể loại yêu thích của các tay máy nghiệp dư mới chơi dSLR vẫn là chân dung ngoài trời. Thường thì ban đầu, hầu hết đều rất hứng khởi chụp cho đã tay mà không để ý nhiều tới ánh sáng có phù hợp không; mà đó mới là vấn đề chính. Hình chụp nếu không chăm chút về ánh sáng, hướng sáng … trông rất lỳ, khó gây được ấn tượng.


Sử dụng ánh sáng tốt sẽ giúp:


- Khuôn mặt sáng một cách tự nhiên, ánh sáng có hướng chứ không bị bẹt.

- Các đường viền cơ thể nổi bật trên nền hậu cảnh sẫm, nhất là mái tóc, thường hay gọi là lên ven (edge light)
- Mắt có điểm bắt sáng (catch light) tạo cảm giác mắt tròn, long lanh và ướt

[IMG]

Hắt sáng ở vị trí 10h cho bóng đổ và điểm sáng trong mắt tự nhiên

Bài viết này tập trung vào việc sử dụng tấm phản quang (hắt sáng), một giải pháp rẻ tiền mà hiệu quả. Đây là một trong những biện pháp khá lý thú trong cuộc chơi ánh sáng. Ngoài ánh sáng tự nhiên, một cách khác là dùng đèn rời (strobist) giúp chủ động hơn, nhưng là giải pháp tốn kém và đòi hỏi am hiểu kỹ thuật, sẽ bàn trong một bài khác. Nhược điểm của việc sử dụng tấm phản quang là phải có người cầm, dĩ nhiên đi theo nhóm thì đây không phải vấn đề lớn, mà nếu có tiền mua thêm chân chuyên đỡ hắt sáng thì cũng khá chuyên nghiệp rồi.


Để có hiệu quả ven tốt và tránh nheo mắt khi bị mặt trời chiếu thẳng, ta thường xếp mẫu xoay lưng về phía ánh sáng, và như vậy khuôn mặt sẽ bị tối tương đối. Nhiệm vụ của tấm phản quang là bù sáng cho phần sấp bóng.


Hướng hắt sáng: 


Nếu chỉ để làm sáng khuôn mặt thì hắt từ hướng nào cũng được, tuy nhiên để giả lập nguồn sáng tự nhiên tốt nhất thì hắt sáng nên chếch từ trên cao xuống một góc khoảng 45 độ, sao cho tạo ra điểm sáng trong mắt ở vị trí 10h hoặc 2h. Hướng sáng quá mạnh từ dưới lên sẽ gây cảm giác bất thường, trừ khi ý đồ của người chụp muốn đem lại một sự kịch tính nào đó. Thực tế chúng ta hay bắt gặp các nhóm chụp, kể cả chụp hình cưới rất hay hắt từ dưới lên, đơn giản vì làm vậy đỡ mỏi tay. Nguồn sáng đã bị lệch thì hậu kỳ cũng khó cứu vãn.



[IMG]
Hắt sáng từ dưới lên hơi mạnh do người cầm hắt sáng không thể đứng cao hơn mẫu, đổ bóng không tự nhiên tuy cũng có thể gây ấn tượng.


[IMG][IMG]
Không hắt sáng, và hắt sáng hơi mạnh quá gây dư sáng ở gò má.

Vậy khi nào hắt từ dưới lên: nếu cần chụp xuôi sáng, nắng khá gắt, bóng đổ cứng, có sự chênh khá gắt giữa khu vực được chiếu sáng và khu vực bóng đổ, lúc này cần lưu ý hắt sáng theo phía ngược lại (đối diện từ dưới lên) để bù sáng vào phần tối. Ngoài ra khi có nhiều hơn một hắt sáng, thì 1 chiếc sẽ có nhiệm vụ tạo nguồn sáng chính từ trên xuống và 1 phản quang phụ từ dưới lên để phủ (fill) nhẹ một chút bóng ở cằm và khu vực khuất. 



[IMG]
nắng ở vị trí 10h, hắt sáng để ở vị trí 5h để bù khoảng tối dưới cằm

[IMG]

Hắt sáng tốt tạo chấm sáng trong mắt ở vị trí tự nhiên.

Cường độ sáng: 


Tùy nhu cầu mạnh yếu mà ta có thể để tấm hắt sáng gần hoặc xa mẫu, nếu trời u ám nên để rất gần (cách khoảng trên dưới 1m). Điều này không chỉ giúp mặt sáng hơn mà còn giúp tạo catch light trong mắt, đừng nghĩ trời không nắng là không cần hắt sáng.

Nếu trời nắng quá, có thể lợi dụng bóng cây để che bớt 1 phần ánh sáng rơi vào tấm phản quang, hoặc chấp nhận lùi ra xa mẫu, thậm chí có thể tới 7-10m.


[IMG]
Trời nắng khá mạnh, hắt sáng đứng xa khoảng 7-10m

Tính chất sáng:


Nắng vàng đương nhiên sẽ dùng mặt phản quang màu trắng, khi bầu trời rất xanh, hoặc cần hắt sáng vào tóc cho ánh kim thì sử dụng màu vàng.

Nếu không có tấm phản quang thì cũng có thể Tận dụng “địa hình địa vật” như nền hoặc 1 bức tường sáng, thậm chí là 1 cuốn sách để làm rạng rỡ khuôn mặt mẫu.

[IMG]

Hắt sáng tự nhiên bằng trang sách trắng

Mua tấm phản quang:


Có nhiều loại hắt sáng tròn, tam giác, vuông với các kích thước to nhỏ nhưng phổ thông tại việt nam là loại 2 mặt vàng trắng và loại nhiều lớp. Với nhu cầu phổ thông thì tấm hắt sáng tròn hai mặt là đủ và sử dụng thuận tiện.



[IMG]
Giá trị gia tăng của tấm phản quang

Chỉ cần chưa tới 200 ngàn cho một tấm phản quang và sự hỗ trợ nhau trong khi chụp là cả nhóm offline đều có thể “vẽ bằng ánh sáng” như những người chuyên nghiệp.




Cách chụp chân dùng ngoài trời nắng gắt

1.

Nhiều anh em thích chụp chân dung ngoài trời lúc bình minh hoặc khi hoàng hôn, để tận dụng ánh sáng mặt trời – mà nhiều người gọi ánh sáng của 2 thời điểm này là “ánh sáng ma thuật”. Thường thì ngoài 2 thời điểm này, trời nắng gắt và dễ đổ bóng trên khuôn mặt, loang lỗ ánh sáng, độ tương phản rất gắt. Vì vậy, để chụp chân dung ngoài trời nắng với ánh sáng khó như thế, người ta cần dùng thêm một số thiết bị phụ trợ.

- Tấm lọc sáng 77x7 inch
- Bộ đánh đèn không dây
- Các phụ kiện chân đế và đèn

Bạn thích chụp ngược sáng. Với mái tóc vàng óng, ngược sáng thì sẽ có ven tóc đẹp lắm đây! Bạn cho mẫu đứng về hướng xéo với ánh sáng mặt trời, tạo ven tóc nhẹ và tránh trường hợp có bóng đổ trên mặt. Và, kết quả là bạn đạt được điều mong muốn. Mái tóc lên ven rực rỡ, nhưng khuông mặt mẫu thì tối thui. Bây giờ chúng ta theo dõi cách thực hiện:

2.

Bạn di chuyển mẫu đổi hướng chụp thuận sáng: Mẫu xoay lưng vào rừng cây và hướng mặt về ánh sáng mặt trời. Tấm ảnh xuất hiện bóng đổ trên mặt mẫu. Tôi bèn đánh flash vào mẫu để xóa bóng đổ, nhưng tình trạng bóng đổ vẫn còn.
3.
Chúng ta hãy xem hai ảnh được chụp ở hai hoàn cảnh: Ánh sáng tự nhiên & Ánh sáng khi đánh đèn flash fill. Trong hoàn cảnh ánh sáng gắt, bóng đổ loang lỗ, sử dụng đèn và phụ kiện là việc cần để có ảnh như ý muốn.


4.
Vả lại, khi chụp gần rừng cây, hậu cảnh hiện rõ trên nền ảnh. Bạn đổi ống kính tele và chụp ở khoảng cách xa hơn để làm mềm và lu mờ nền hậu cảnh hơn. Nhưng, vấn đề ánh sáng vẫn tồn tại và chưa thể khắc phục.
5.
Bây giờ phải làm sao?
Dùng tấm lọc sáng khổ 77x7 inch để khuếch tán ánh sáng. Bạn có thể xem ảnh để dễ tưởng tượng cái tấm lọc sáng này. Gắn thật chắc vững để chịu gió mạnh không bị ngã.
7.


Mẫu sẽ đứng ngược sáng, ánh sáng xuyên qua tấm lọc sáng, đi xéo khuôn mặt và tạt vào mái tóc.

6.
Ảnh sẽ được như thế này:
8.
Tấm lọc sáng làm cho ánh sáng mềm dịu hơn. Có nhiều loại tấm lòng bán ở ngoài tiệm ảnh, bạn có thể dùng tấm dày mỏng với chất liệu phù hợp với hoàn cảnh ánh sáng hiện tại. Ánh sáng bị khuếch tán, phần sáng dịu đi, phần tối mềm mại hơn, và tấm lọc tạo ra catch-light trong lòng mắt mẫu rất đẹp.

9.
10.
11.
Vấn đề bây giờ là vùng tối trên khuôn mặt mẫu phải xử lý thế nào. Bạn có thể dùng một đèn flash fill nhẹ vào mẫu.
12.
13.
Và, đây là kết quả cuối cùng:
14.
Cảm ơn các bạn đọc bài và chúc các bạn có nhiều ảnh đẹp!

Chụp ảnh bằng điện thoại với ống kính rời đơn giản

Sử dụng một vỏ ốp sau chiếc smartphone và gắn thêm thị kính của máy ảnh vào phần tương ứng với camera để chụp qua kính ngắm máy ảnh. 
Dù độ phân giải cảm biến đang ngày càng cao trên các mẫu điện thoại, rào cản ống kính vẫn luôn khiến chất lượng ảnh còn khoảng cách lớn với các mẫu camera. Chính vì vậy, nhiếp ảnh gia có tên Michael Amos đã quyết định thử nghiệm khả năng chụp ảnh với điện thoại nhưng gắn trên một thân máy ảnh ống kính rời.
Cách thực hiện này tương đối đơn giản và tất nhiên chất lượng các bức ảnh có được cũng chỉ nằm ở mức trung bình. Tuy nhiên, việc thực hiện đơn giản và giúp người dùng có thể tận dụng được những lợi thế về góc rộng hay tele zoom xa ở ống kính.
Michael Amos sử dụng một thị kính và gắn nó lên mặt sau của chiếc ốp điện thoại. Phần gắn này tương ứng với camera lồi lên sau máy. Sau đó, mỗi lần cần chụp, người dùng chỉ cần tháo thị kính có sẵn trên máy ảnh và gắn linh kiện mới tự lắp ráp.
Dùng keo gắn chặt thị kính lên ốp điện thoại.
Dùng keo gắn chặt thị kính lên ốp điện thoại.
MG-7040-1375693094_500x0.jpg
Phần camera của điện thoại nằm giữa thị kính.
MG-7032-1375693094_500x0.jpg
Khi gắn trên máy ảnh, điện thoại sẽ thu nhận được hình ảnh từ kính ngắm. 
MG-7034-1375693094_500x0.jpg
Bộ linh kiện tận dụng lợi thế của ống kính rời. 

Một số ảnh chụp từ bộ di động gắn trên thân máy ống kính rời
IMAG1808.jpg
IMAG1821.jpg
IMAG1827.jpg
IMAG1840.jpg
IMAG1843.jpg
IMAG1846.jpg
Vnexpress.net

Máy quay phim nhỏ gọn dùng ống kính mắt cá của Canon

Vixia Mini có thể chụp ảnh tĩnh với tiêu cự 15,4 mm, cảm biến 12,8 megapixel cùng kiểu dáng độc đáo giống máy chiếu. 
Canon cho biết mẫu máy quay mới hướng đến người dùng đam mê mạng xã hội,  yêu thích viết blog hay dựng phim ngắn để tải lên Youtube. Điểm đặc biệt so với các đối thủ GoPro, Quickcam hay Powershot là Vixia Mini có ống kính mắt cá tiêu cự 16,8 mm khi quay video và 15,4 mm khi chụp ảnh tĩnh với khẩu độ mở lớn f/2.8. Máy sử dụng cảm biến CMOS độ nhạy cao với 12,8 "chấm". 
Vixia Mini có thể quay video chuẩn Full HD và HD 720p tốc độ 30, 24 khung hình mỗi giây và 360p ở tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Ở chế độ chụp ảnh thường, độ phân giải là 12 megapixel trong khi nếu chụp cận cảnh close-up thì độ phân giải là 2,76 megapixel. 
Phía sau máy có màn hình kích thước 2,7 inch hỗ trợ cảm ứng điện dung và có thể xoay theo trục khá tiện dụng. Với kết nối Wi-Fi tích hợp sẵn, Vixia Mini có thể tải trực tiếp lên mạng xã hội hoặc các trang chia sẻ trực tuyến như Facebook, Youtube, Flick....
Giá bán tại thị trường Mỹ là 300 USD. 
Vixia1-1375321976_500x0.jpg
Vixia Mini có kiểu dáng giống máy chiếu. 
Vixia2-1375321976_500x0.jpg
Màn hình cảm ứng 2,7 inch phía sau. 
Vixia3-1375321976_500x0.jpg
Màn hình hỗ trợ cảm ứng. 
Vixia4-1375321976_500x0.jpg
Vixia Mini có giá 300 USD. 
VNExpress.net

Đánh giá Canon EOS 6D - máy full-frame tốt cho người mới

Dù còn một số nhược điểm như ít điểm lấy nét, chỉ có một khe cắm thẻ nhớ SD, 6D vẫn là model rất đáng tiền với chất lượng ảnh xuất sắc, bắt nét trong tối tốt. 
IMG-7461-jpg-1351156170-1351156182-500x0
Canon 6D đi đầu trong phân khúc máy full-frame giá rẻ của Canon. 
Canon 6D cũng như Nikon D600 không chỉ là những sản phẩm mới đơn thuần mà còn là dấu mốc khai sinh ra phân khúc hoàn toàn mới: DSLR cảm biến full-frame giá rẻ. Nếu như chỉ 10 năm trước, chiếc EOS 1Ds cảm biến 11 megapixel là ước mơ của hầu hết những người chơi ảnh với mức giá lên đến 7.999 USD thì nay để sở hữu chiếc 6D cảm biến 20,2 megapixel kích thước tương tự, mức giá chỉ hơn 2.000 USD. Hiện model này còn có giá dưới 40 triệu đồng hàng chính hãng và chỉ khoảng 33,5 triệu đồng hàng xách tay.
Ra mắt cùng khoảng thời gian với 5D Mark III ở phân khúc cao hơn nên Canon rõ ràng phải đặt ra bài toán phân biệt giữa hai dòng sản phẩm trong khi vẫn giữ dược thế mạnh so với đối thủ D600. Chính vì vậy, thay vì dựa trên mẫu 5D Mark II cũ hay thậm chí model 7D dòng cảm biến APS-C cao cấp, Canon quyết định 6D sẽ là sản phẩm mang nhiều điểm giống với 60D.
IMG-7435-jpg-1351156182-500x0-1375417472
6D có bộ khung bằng hợp kim ma-giê nhưng phía trên bằng nhựa tổng hợp polycarbon. 
Một số điểm đáng chú ý mà Canon nhấn mạnh ở sản phẩm của mình bao gồm kết nối Wi-Fi, định vị GPS, màn trập chế độ hoạt động yên lặng và đặc biệt là khả năng lấy nét trong ánh sáng yếu mạnh nhất từ trước tới nay.
Thiết kế của 6D mang hơi hướng ảnh hưởng từ 60D nhưng lại thừa hưởng một số nét mới của 5D Mark III. Đầu tiên là bánh xe chế độ có thêm nút khóa cũng như công tắc nguồn tích hợp ngay bên dưới. Ngoài việc bỏ cần chỉnh joystick khiến nhiều người nuối tiếc, 6D còn thay đổi cách phóng lớn hình ảnh bằng một nút duy nhất phía sau và điều chỉnh độ phóng đại bằng bánh xe điều khiển bên trên.
IMG-7426-jpg-1351156182-500x0-1375417472
Bỏ joystick và các phím chức năng riêng sẽ khiến người dùng khó làm quen.
Phím Q được thêm vào để thay đổi nhanh các thông số và sẽ rất cần thiết bởi màn hình phụ phía trên không còn hiển thị được nhiều kiểu thông tin như trước đây. Trong các nút chỉnh cài đặt nhanh của 6D, đáng chú ý có sự thiếu hụt của phím cân bằng trắng. Khi muốn thay đổi cài đặt cũng như chỉnh nhiệt độ màu, người chụp sẽ phải thao tác rất nhiều công đoạn phức tạp - điều không nên có ở một model đắt tiền như 6D.
Tuy nhiên, có vẻ như Canon hơi quá "ỷ lại" vào phím Q nên hãng đã lược bớt khá nhiều nút tắt khác trên máy. Ở phía trái hay dưới màn hình đều không còn các nút điều khiển như nhiều dòng máy cao cấp khác như Picture Styles. Phím xóa, menu, xem ảnh, thông tin được bố trí hầu hết ở phía bên phải và gần kính ngắm. Nhưng cũng có một điểm đáng khen là phím bật tắt chế độ quay phim và phím nóng được tích hợp nên khá dễ dàng trong các tình huống muốn chuyển nhu cầu nhanh.
vfcoverage-1375418438_500x0.jpg
Phần hình ảnh được bôi màu nhạt ở các cạnh không thể nhìn được qua kính ngắm nhưng vẫn xuất hiện ở ảnh gốc. Ảnh: Dpreview.
Một điểm khá đặc biệt là dù cũng có bộ khung bằng hợp kim ma-giê, 6D lại có phần vỏ phía trên làm bằng nhựa tổng hợp polycarbon. Theo lý giải của Canon, điều này là để các kết nối Wi-Fi cũng như định vị GPS hoạt động tốt hơn. Nếu không có đặc điểm thiếu đèn flash phía trên, khá khó để nhận ra 6D thuộc hàng model cao cấp bởi máy khá nhỏ. Kích thước chỉ lớn hơn một chút so với 60D và nhỏ hơn 7D cũng như nhỏ hơn nhiều so với 5D Mark III. Tuy nhiên, cảm giác cầm máy vẫn rất chắc chắn, một ưu điểm luôn được Canon phát huy rất tốt trên các dòng một số.
Một điểm gây tranh cãi khác ở 6D đó chính là sử dụng thẻ nhớ SD, model đầu tiên trang bị cảm biến full-frame không sử dụng thẻ nhớ CF. Với chỉ một khe cắm duy nhất, 6D rõ ràng đã gặp bất lợi hơn so với đối thủ D600.
vfcomp-1375417188_500x0.png
Tương quan độ phóng đại kính ngắm giữa các dòng máy.  Ảnh: Dpreview.
Canon 6D sử dụng kính ngắm với độ phủ 97%, hơi ít so với các dòng cao cấp sử dụng cảm biến full-frame khác. Tuy nhiên, kích thước của ống ngắm này lại cao hơn một chút so với đối thủ Nikon D600. Độ phóng đại kính ngắm của 6D là 0,71x, tương tự như 5D Mark III và Sony A99 trong khi D600 và D800 là 0,71x.
VNexpress.net