Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Để chụp đẹp ảnh thể thao

Ảnh chụp thể thao luôn gây sức hút: Những bước sải chân dũng mãnh trên đường chạy điền kinh, những pha tranh bóng đẹp mắt trong các trận cầu. Một vài thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn chộp được những khoảnh khắc vàng một cách dễ dàng hơn.

Đầu tiên, máy ảnh cần có tốc độ bắt hình thật nhanh. Thông số quan trọng nhất của một máy ảnh dành cho việc chụp các hoạt động thể thao chính là tốc độ bắt hình (tốc độ xử lý). Thông thường, các camera số khi nhấn nút chụp thì thời gian máy bắt hình từ 0,5 đến 2 giây để hoàn thiện xong tấm hình. Để chụp thể thao, khi tậu máy, bạn nên tham khảo trước thông số này. Cách thức kiểm tra cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần mở máy và nhấn nút chụp. Thời gian từ lúc bạn bấm cò đến lúc máy chụp được ảnh và hiển thị lên màn hình LCD chính là tốc độ bắt hình của máy.

Tiếp theo, hãy giảm dung lượng và chất lượng ảnh trên Menu. Khi chụp, chip xử lý của camera số sẽ phải làm việc một khoảng thời gian nhất định để thu nhận hình ảnh. Vì thế nếu trên Menu điều chỉnh, bạn để dung lượng càng lớn, chất lượng ảnh càng cao thì làm cho chip hoạt động càng nhiều, thời gian chờ đợi để chụp tấm tiếp theo càng dài hơn gây không thuận lợi cho việc lưu giữ khoảnh khắc vàng. Bạn chỉ nên nén JPEG. Các định dạng không nên dùng như TIFF, NEF… chỉ thích hợp để chụp chân dung hay phong cảnh.

Trong thời đại thẻ nhớ có dung lượng lớn ngày một tăng để có thể chụp được nhiều ảnh thì bạn vẫn nên tham khảo đôi chút. Trong việc tăng tốc độ chụp ảnh, thẻ nhớ với dung lượng nhỏ lại cần thiết hơn các thẻ nhớ có bộ nhớ lớn. Card càng nhiều Megabyte càng làm hao pin, tốn điện nhiều pin hơn bởi khi ấy chip xử lý mất nhiều thời gian hơn trong việc tìm khu vực trống để lưu ảnh. Tốt nhất bạn nên thủ sẵn nhiều thẻ nhớ “loại bé” thay vì chỉ một “anh to đùng”. Một lợi ích khác cũng khá quan trọng của việc dùng card cho camera số đó là loại dung lượng nhỏ tiện lợi hơn, an toàn hơn nếu chẳng may thẻ nhớ của bạn bị trục trặc đột xuất ngay khi đang chụp. Với nhiều card đã có trong tay bạn không bị mất tất cả file trong đó do ảnh đã được chia ra ở các thẻ nhớ khác nhau.
Giảm thời gian canh nét là một cách giúp bạn không bị lỡ những bức hình mong muốn. Thông thường, khi chụp ảnh, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp để máy canh nét đối tượng cần chụp mất 1/2 cho đến vài giây rồi mới nhấn chụp. Trong việc chụp hình thể thao thì bạn không nên thao tác mất nhiều thời gian như vậy.Vì chỉ cần trong một vài tích tắc ngắn ngủi đó thôi, khoảnh khắc ấn tượng nhất, đẹp nhất có thể tiêu tan đi mất. Do vậy, bạn cần phải dự đoán trước, thậm chí nắm chắc tình huống hay nhất bằng cách liên tục hướng máy về phía đối tượng, nhấn nhẹ nút chụp cho máy canh nét liên tục và “bắn” luôn khi cần. Vậy là bạn có thể giảm đáng kể thời gian canh nét của máy.

Tuyệt đối không dùng đèn Flash đối với ảnh thể thao. Điều này là hiển nhiên khi bạn chụp những tấm ảnh liên tiếp nhau. Việc nạp lại năng lượng cho đèn flash sẽ làm tăng thời gian chờ giữa các tấm ảnh. Vì vậy, hãy tắt flash và chỉ dùng khi điều kiện ánh sáng quá yếu và đối tượng cần chụp cũng phải gần trong khoảng mà đèn chớp với tới.

VnExpress

Chụp đẹp ảnh bé xinh

Khi nhìn thiên thần nhỏ mũm mĩm, hồng hào của bạn tập lẫy, tập bò là lúc bạn chỉ muốn chụp cho bé một vài tấm hình thật đẹp làm kỷ niệm. Nếu có sẵn máy trong tay, khỏi cần nhờ ai bạn vẫn có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của bé cưng với những chiêu thức sau đây.
Chọn một chiếc camera số là cách tốt nhất trong trường hợp bạn ít khi chụp hình. Có nó trong tay, bạn sẽ nhìn được ngay ảnh vừa chụp để rồi chọn lựa thoải mái.
Muốn chụp được khoảnh khắc như thế này cần có sự kiên nhẫn. 
Nếu là trẻ em đã biết chạy bạn nên sử dụng loại máy ảnh có zoom càng xa càng tốt. Vì càng lấy rõ khuôn mặt càng thể hiện được nét hồn nhiên của trẻ thơ. Ở vào khoảng thời gian trẻ bắt đầu biết nói và biết chạy chụp ảnh càng dễ và đẹp nhất. Không nên sắp xếp một cách gò bó đối với trẻ thơ mà bạn nên kiên nhẫn chờ đợi giây phút ấn tượng nhất để bấm được những tấm hình đẹp.
Khi chụp ảnh bạn nên sắp xếp trước ống kính của mình vài ba em nhỏ chơi đùa để tạo nên những nét tự nhiên. Nếu bạn sử dụng máy ảnh có ống kính zoom thì nên đứng hơi xa một chút. Lúc này hậu cảnh sẽ nhòe đi, nổi bật lên là gương mặt của bé với những nét tươi tắn, cười đùa. Ở phần tốc độ (Speed) bạn hãy để cao trên 1/125 để đảm bảo hình không bị nhoè hoặc rung tay do ống kính zoom. Thật tuyệt vời nếu bạn có máy ảnh từ bán chuyên nghiệp trở lên sử dụng ống kính rời. Có loại này, bạn nên sử dụng ống kính tele-zoom từ 105 mm trở nên mặc dù bất cứ tiêu cự nào cũng có thể chụp được. 
Tuy nhiên, chụp hình trẻ em đang nô đùa không hề dễ dàng. Có thể camera của bạn không kịp chỉnh nét, có thể bạn không lia máy theo kịp, có thể đúng lúc bạn nhấn nút thì bé chớp mắt hay quay mặt đi... Cách tốt nhất là bạn hãy bấm liên tục, liên tục để chọn ra được tấm ưng ý nhất. Để làm được điều này khi bạn dùng những chiếc máy ảnh du lịch sẽ gặp khó khăn vì tốc độ xử lý chậm hơn dòng ống kính rời.
Điều quan trọng mà bạn nên nhớ là không nên dùng đèn flash và chỉ nên chụp ở ngoài trời. Nếu như điều kiện ánh sáng có nắng, có nhiều lá cây làm nền cảnh thì càng tốt.
 Nét hồn nhiên của bé.
Có những em bé hay sợ sệt khi một ai đó giương máy ảnh ngắm về phía mình. Hay có những đứa trẻ khi được chụp hình lại càng tỏ ra nghiêm trang, tập trung tư tưởng và rồi gượng gạo khi tạo dáng, khi cười... Gặp hoàn cảnh này bạn không nên cố chụp ảnh mà chờ cho đến khi "công chúa" hoặc "hoàng tử" của chúng ta lơ đễnh đi, khi ấy ta sẽ bấm máy.
Màu sắc trong hình của bé cũng khá quan trọng. Chúng ta thường thích khi lên ảnh mặt mũi của bé hồng hào, trắng trẻo, phong cảnh thì đẹp tự nhiên, lá cây xanh, trời cũng xanh ngắt hoặc khi tắm ở hồ hay biển thì nước lên đậm màu xanh thì quá tốt. Vậy làm cách nào để phong cảnh trong hình của chúng ta rực rỡ màu sắc?
Bé chụp ảnh tại Công viên nước Hồ Tây (HN) bằng Nikon D70, tele để 170 mm, tốc độ 1/2000, ISO 500. Trời nắng to, chụp không dùng kính lọc màu.
Trước hết, bạn nên dùng chiếc camera có chế độ chỉnh bằng tay (M : Manual). Bạn muốn nước biển xanh thì phải chọn lúc trời nắng to. Có điều kiện bạn nên tìm mua một chiếc kính lọc màu phù hợp với máy ảnh của bạn để mong muốn của bạn dễ dàng thực hiện hơn. Khi chỉnh menu trước khi chụp bạn chọn ISO cao lên chừng 400 để hình bắt nhạy hơn, nắng vàng sẽ ùa vào nhiều trên khuôn mặt của bé. Tốc độ (M) bạn để càng thấp càng tốt nhưng phải đảm bảo để hình không bị mất nét khi trẻ cử động hoặc do ống kính tele-zoom ( với ống kính zoom, khi bạn zoom vào từ khoảng cách xa sẽ rất dễ bị rung tay gây nên nhòe ảnh). Chính vì vậy mà ISO cần đặt cao hơn bình thường. Nên nhớ là không nên chụp ngược sáng vì màu sắc sẽ giảm đi rất nhiều.
Sau đó khi chỉnh màu trên máy, màu vàng của nắng cần được triệt tiêu, màu xanh tăng lên. Bạn sẽ có tấm hình khuôn mặt trẻ hồng hào, nước biển hoặc lá cây rực màu xanh.
VnExpress

Thế giới côn trùng và chế độ macro (1)

Côn trùng là những "người mẫu" khá khó tính và khó nắm bắt. Bạn sẽ phải thân trọng khi chụp chúng bởi chỉ một tiếng động nhỏ hay chút manh động, "người mẫu" sẽ bay đi mất. Chụp macro là cách tốt nhất để thể hiện cái thần của chúng.
df
Tìm kiếm ấu trùng như các loại sâu bướm, ấu trùng chuồn hay ổ trứng nhện đang nở. Bạn có thể thận trọng tiến sát đối tượng chụp, để độ mở ống kính lớn với flash để đạt hiệu quả tối ưu.
Thời điểm giao mùa hè - thu, khí hậu rất thuận lợi cho côn trùng sinh sôi phát triển. Trên những đồng cỏ và thảm thực vật, bạn sẽ gặp rất nhiều loài côn trùng khoa màu sặc sỡ như bươm bướm, chuồn chuồn, ong... Chúng khiến con người có cảm giác đang lạc vào xứ sở hoàn toàn xa lạ... Và đây cũng là thời điểm để bạn có được một bộ sưu tập ảnh côn trùng cho riêng mình.

Côn trùng là những "người mẫu" khá khó tính và khó nắm bắt. Bạn sẽ phải thân trọng khi chụp chúng bởi chỉ một tiếng động nhỏ hay chút manh động, "người mẫu sẽ bay đi mất. Chính vì vậy, khi chụp cảnh macro, bạn sẽ cần có một số khâu phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng.

Chụp macro là cách tốt nhất để thể hiện cái thần của đối tượng đặc biệt là ảnh côn trùng. Thuật ngữ macro có liên quan tới chụp cận cảnh nhưng không đồng nhất. Nếu bạn chụp macro, đối tượng trong ảnh sẽ có kích thước tương đương kích thước thật hoặc được phóng đại tối đa 20 lần. Còn trong chụp cận cảnh, kích thước sẽ chỉ bằng một nửa trở xuống so với kích thước thực tế.

Nếu là người mới vào nghề, bạn nên có một chiếc camera tưng đối với hệ thống flash TTL hiện đại để nhanh chóng đạt được thành tựu. Ống kính cần đảm bảo chất lượng để ảnh đẹp hơn, và tuyệt vời hơn nữa nếu bạn sắm thêm ống kính telephoto để chụp từ xa mà vẫn đảm bảo độ phóng đại cần có. Một phụ kiện không thể thiếu khi chụp macro là thiết bị kết nối giữa thân camera và ống kính để tăng độ phóng đại. Ống nối này cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kích cỡ để tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng ống nối này, bạn sẽ phải mất thêm thời gian để lấy ánh sáng do ánh sáng chiếu vào bộ cảm ứng hình ảnh sẽ bị giảm đi khá nhiều.

Cuối cùng nhất thiết phải có cặp ống kính macro để tạo một bức ảnh "pro" với chất lượng tối ưu. Ống kính macro đời mới nhất sẽ có độ lấy nét 1:1. Khoảng cách macro 50-60 mm quá gần khi chụp côn trùng, bạn cần tối thiểu là 100mm để đạt được kết quả tối ưu. Khoảng cách macro này cũng rất tiện lợi để bạn sử dụng hệ thống flash macro khi cần. Nếu đạt được khoảng lấy nét dài hơn (150-200 mm) thì càng tuyệt với bởi bạn có thể sử dụng chân máy và xoay ảnh từ chiều nagng sang dọc hoặc ngược lại. Hơn nữa, ống kính telephoto cự ly 150-200 mm sẽ có góc ngắm hẹp hơn để làm nổi bật "người mẫu" trên nên hậy cảnh đã được làm mềm mại và mờ nhạt đi.

Dưới nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh, côn trùng sẽ năng động hơn và khó có thể làm "người mẫu" cho bạn. Vì vậy, nên chọn thời điểm chụp vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Có hai nguồn sáng cho bạn lựa chọn khi chụp côn trùng. Ánh sáng tự nhiên hoặc flash hay kết hợp cả hai.
Mỗi loại ánh sáng lại có những đặc tính riêng khi sử dụng. Ánh sáng tự nhiên sẽ lý tưởng nhất trong điều kiện khí hậu ổn định và mát mẻ. Lúc đó nhiều loài côn trùn sẽ có xu hướng đứng yên để bạn dễ dàng tiếp cận chúng. Trong bối cảnh đó, bạn có cơ hội ngàn vàng để chụp những loại côn trùng lớn như chuồn chuồn và bướm với độ phóng đại lên 1,25 hay 1,5 lần.

Điều cần lưu ý nữa khi chụp macro là vùng lấy nét hay độ sâu của trường ảnh sẽ biến đối lớn với những xê dịch chỉ một vài mm. Lý do là vì độ nét chỉ được lấy trên một mặt phẳng duy nhất mà ống kính đang hướng tới. Cho nên, một sự xê dịch nhỏ cũng sẽ làm thay đổi ý đồ của bạn. Một nhân tố nữa có vai trò kiểm soát độ sâu của trường ảnh là độ mở ống kính. Độ mở rộng sẽ làm giảm độ sâu trường ảnh và ngược lại. Do vậy , cần để độ mở ống kính ở khoảng giữa f/11 và f/16 để đạt được độ sâu mong muốn. Hãy làm việc ở chế độ Aperture Priority để kiểm soát độ sâu trường ảnh và chuyển từ auto focus sang manual để bạn có thể kiểm tra điểm lấy nét. Sử dụng chức năng Preview cho độ sâu trường ảnh để biết trước được hình trước khi bấm máy.

fg
Cố gắng chụp được lúc chúng đang làm gì đó.
Nơi có nhiều bươm bướm nhất là khu vườn trồng nhiều hoa của bạn. Nếu muốn nhiều hơn nữa, bạn có thể đến các khu bảo tồn hoặc vườn hoa quốc gia. Sẽ có rất nhiều loài bướm cho bạn lựa chọn. Song song với việc tìm kiếm "người mẫu" bắt mắt nhất, bạn còn phải quan tâm tới những điều kiện áng sáng phù hợp và cố gắng chụp được lúc chúng đang làm gì đó. Hãy chọn góc ngắm đẹp nhất để có được một bức ảnh thú vị.
Những lời khuyên khi chụp bướm

Hãy nắm bắt một số kiến thức cơ bản về loài bướm định chụp. Những thông số cần thiết là số lượng loài bướm hiện có, chu kỳ bay và tập quán của chúng.

Hãy chụp vào sáng sớm và chiều muộn, khi nhiệt độ trong ngày mát mẻ hơn, cũng là thời điểm tốt nhất để bạn dễ dàng tiếp cận với côn trùng.

Thử chụp với một số loài bướm trong vườn nhà bạn để tập dượt các kỹ năng chụp.
Nếu muốn thu hút các loài bướm hãy đặt một quả táo hỏng trong vườn.

Trong điều kiện ánh sáng, hãy sử dụng flash camera để điều chỉnh độ tương phản ánh sáng và nắm bắt hoạt động của chúng.
VnExpress
 

Thế giới côn trùng và chế độ macro (2)

Nhược điểm lớn nhất khi chụp macro với độ mở hẹp là tốc độ chớp sẽ chậm hơn. Do đó, nguy cơ gây ra hiện trường xáo trộn do những lực không mong muốn là khá lớn đặc biệt là khi ánh sáng yếu. Vì vậy, nếu muốn chụp côn trùng ngoài trời, bạn sẽ phải đối phó với 3 loại chuyển động: Từ gió, của camera và côn trùng.
fg
Nếu chủ thể quá nổi bật, hãy điều chỉnh góc ngắm, hoặc giảm độ phóng đại, kết hợp với độ mở rộng hơn.
Để giảm thiểu độ rung của camera, bạn hãy sử dụng chân máy, và bộ điều khiển từ xa, kết hợp với cài đặt ISO từ 100-200 để tăng độ chớp (trong điều kiện áng sáng quá ít).

Đèn flash là công cụ hữu hiệu để bạn tăng cường ánh sáng mà vẫn đảm bảo độ mở hẹp, thích hợp trong mọi điều kiện thời tiết, địa điểm và độ phóng đại cần lấy. Khi kết hợp ánh sáng tự nhiên với flash, có thể điều chỉnh được bóng hình trong trường hợp độ phân giải cao, và còn bổ sung một chút chuyển động cần thiết mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, flash cũng còn một số hạn chế, đặc biệt khi nó được dùng làm nguồn sáng chính, đó là gây bóng rất rõ và có thể làm màu hậu cảnh xám hơn dự định. Bạn sẽ được biết các khắc phục nhược điểm này ở phần sau.

Một số tiểu tiết cần lưu ý: Trước khi bấm máy, bạn cũng cần bao quát kỹ lưỡng xung quanh để tạo các chi tiết cần có cho hậu cảnh. Nếu chúng quá nổi bật, hãy điều chỉnh góc ngắm, hoặc giảm độ phóng đại, kết hợp với độ mở rộng hơn. Đặc biệt, nếu khoảng lấy nét càng dài khi chụp macro thì hậu cảnh sẽ được làm nhoè hơn và giảm nguy cơ tác động tới côn trùng. Nếu địa hình không thuận lợi cho việc chụp ảnh, có thể sử dụng chân máy và chụp ở chế độ Shutter Piority. Hãy kiểm tra trong historgam và luôn chú ý để làm nổi bật chi tiết cần nhấn mạnh, đặc biệt khi côn trùng có màu nhạt nhoà trên nên hậu cảnh đậm hơn thì hãy sử dụng spot metering để điều chỉnh.

Sau cùng, bạn cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài côn trùng. Hãy trả chúng về chỗ cũ nếu mang tới studio để chụp, không được sử dụng hoá chất hay bất cứ biện pháp nào gây tổn hại đến môi sinh của chúng trong quá trình sáng tác.
Cách chụp chuồn chuồn
df
Chuồn chuồn là những "người mẫu" khá thất thường đối với các nhiếp ảnh gia.
Chuồn chuồn là loài côn trùng có tốc độ bay và sự linh hoạt phụ thuộc phần lớn vào điều kiện thời tiết. Vì thế, chúng là những "người mẫu" khá thất thường đối với các nhiếp ảnh gia. Có khoảng 40 loại chuồn chuồn dễ nhận biết và chúng dành phần lớn thời gian trong vòng đời của mình ở môi trường gần nước, ví dụ như bụi cây, đầm lầy, ao hồ, sông... Nếu bạn có vườn và ao thì chắc chắn sẽ có chuồn chuồn lai vãng. Thời gian chụp tốt nhất là sáng sớm hoặc lúc râm mát, khi đó chúng sẽ bay thấp hơn hoặc đậu ở những bụi cây. Nên sử dụng chân máy và điều khiển từ xa để chụp. Sự lựa chọn lý tưởng cho bạn là ống kính telephoto khi chụp macro. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng ống kính có khoảng lấy nét ngắn hơn nhờ khẩu nối chuyên dành cho chụp macro. Nếu địa hình không thuận lợi, nên sử dụng chân máy.

Chụp phóng đại côn trùng với kích thước vật lớn hơn thực tế không phải là dễ dàng đối với các nhiếp ảnh gia, nhưng kết quả lại thực sự ấn tượng. Nhất là trong điều kiện gió, và địa hình, lại thêm sự chuyển động của côn trùng thì người chụp sẽ phải giải quyết khá nhiều vấn đề.
df
Có các tỷ lệ phóng đại 1:2, 1:1, 2:1 và 4:1.
Nghiêm trọng hơn cả, những xê dịch nhỏ khi chụp cảnh lại được phóng đại lên nhiều lần khi chụp macro. Trong trường hợp này flash sẽ là công cụ hữu hiệu để đảm bảo độ sâu trường ảnh. Ống kính chất lượng cao kết hợp với ống kính macro sẽ cho bạn những hiệu ứng tối ưu. Bạn cũng có thể sử dụng ống kính 2x kết hợp chụp macro 100mm để tăng gấp 2 kích thước thực tế.
Tuy nhiên, studio vẫn là nơi lý tưởng để bạn chụp những bức ảnh đẹp nhất với tỷ lệ phóng đại hơn kích thước thực. Một chiếc chân máy chắc chắn và một ống kính đa năng chuyên cho macro sẽ là những công cụ đắc lực để bạn đạt được thành công.

Để bức ảnh thêm phần thú vị, bãn hãy quan sát xung quanh và chọn những cảnh thật ngộ nghĩnh diễn tả hành vi, chuyển động và sự quây quần, hay hành vi nuôi con, tấn công... của côn trùng. Những tác phẩm đó của bạn sẽ thực sự lôi cuốn và mới lạ!

Bạn cũng có thể cho thêm một vài nhân vật trong hình cho sinh động. Thay vì chụp macro, bạn có thể chụp cả khu vườn hay một phần, nơi có nhiều côn trùng hoạt động. Chọn thời điểm sáng sớm khi chúng ra ngoài đón nắng mới. Và đừng quên sử dụng chân máy để tạo khung hình đẹp trước khi bấm máy.
VnExpress

Chiêm ngưỡng ảnh Macro độc đáo

Ngoài khả năng chụp macro, các loại ống này cũng có thể chụp khung cảnh bình thường khác.
Nếu đã chán với những khoảnh khắc hàng ngày và bắt đầu muốn khám phá một thế giới nhỏ bé hơn mà mắt thường ít khi để ý tới, đó là lúc bạn nên đầu tư cho một ống chuyên chụp macro.
Ống kính thông thường vốn được tối ưu hóa về độ sắc nét và tương phản theo hướng lấy nét tới vô cực, trong khi ống macro lại được thiết kế ngược lại, cho độ sắc nét, tương phản tối đa khi chụp ở khoảng cách rất gần. Do các ống macro vốn được được làm từ những thấu kính có độ sắc nét rất cao nên nhiều nhiếp ảnh gia vẫn lấy chúng làm ống chụp chân dung (dù đối lúc độ sắc nét hơi quá mức cần thiết). Tất nhiên, ngoài khả năng chụp macro thì chúng cũng có thể chụp khung cảnh bình thường như các ống khác.
Dưới đây là một số yếu tố cần quan tâm khi mua ống macro.
Ảnh: Photoradar.
Ống macro được làm từ những thấu kính có độ sắc nét rất cao. Ảnh: Photoradar.
Tỷ lệ phóng đại
Đối với ống macro, tỷ lệ phóng đại, hay tỷ lệ tái hiện là yếu tố quan trọng nhất. Các ống macro tiêu chuẩn thường có tỷ lệ phóng đại là 1:1, nghĩa là đối tượng được chụp sẽ có cùng kích thước trên cảm biến (giữ nguyên kích thước thực). Nếu tỷ lệ phóng đại là 1:2 nghĩa là đối tượng trên cảm biến chỉ nhỏ bằng nửa đối tượng thực. Ống kính có tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn 1:1 thường không được coi là các ống macro thực thụ.
Cơ chế lấy nét
Ống macro đời mới đều có cơ chế lấy nét tự động, nhưng nếu bạn mua đời cũ, nên chọn các ống chỉ lấy nét tay, bởi đối với việc chụp macro, lấy nét tay chuẩn xác hơn và nhất là tiếng ồn của motor lấy nét đời cũ không làm các đối tượng macro (như côn trùng) bay đi mất.
Chống rung
Thông thường, chụp macro thường là các đối tượng rất nhỏ, nên bất kỳ rung động dù nhỏ nào cũng khiến ảnh bị mờ. Vì thế, tốt nhất là luôn dùng chân máy. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tính cơ động cao hoặc thích chụp macro bất chợt trên những đoạn đường chụp ảnh thì lựa chọn một ống macro có cơ chế chống rung sẽ giải pháp hữu hiệu.
Tiêu cự
Ống macro có nhiều tiêu cự khác nhau, nhưng phổ biến sẽ là các khoảng 50 mm, 60 mm, 100 mm, 105 mm và 180 mm. Thông thường, khoảng tiêu cự 50 - 60 dùng để chụp các đối tượng nhỏ hay sản phẩm mẫu, khoảng 95 – 105 mm là khoảng tiêu chuẩn cho chụp hoa, côn trùng hay các đối tượng nhỏ khác, còn khoảng lớn hơn 105 chủ yếu cho chụp các loại côn trùng khó tiếp cận. Một số ống zoom cũng cho phép chụp macro, tuy nhiên, thường là các ống này không hỗ trợ tỷ lệ phóng đại 1:1.
Sự khác nhau giữa các tiêu cự này cũng rất đa dạng, nhưng có thể nhận thấy ngay một xu hướng tiêu biểu chung đối với tất cả các hãng, là tiêu cự càng ngắn, ống kính càng rẻ, dù giá cả còn xê dịch theo độ mở ống kính to hay nhỏ nữa. Vả lại, các ống kính tiêu cự ngắn thường có kích cỡ và trọng lượng nhỏ nhẹ hơn.
Ví dụ, ống Sigma 50mm f/2.8 EX DG macro (giá tham khảo trên Amazon khoảng 300 USD), và nặng 320 gram. Trong khi ống 105mm f/2.8 EX DG macro của hãng này giá 479 USD và nặng khoảng 460 gram.
Nếu ngân sách của bạn hạn chế và nhất là muốn bắt đầu làm quen với thế giới macro thì thì việc lựa chọn ống kính tiêu cự ngắn để chụp các vật thể tĩnh, sản phẩm mẫu (như nhẫn…) sẽ là một giải pháp hợp lý. Nhưng để chụp côn trùng (bướm, bọ, sâu…) thì phải đứng từ xa, và lúc này các ống cỡ 100 mm hay 180 mm sẽ có ưu thế hơn dù giá thành có đắt đỏ.  
VnExpress

Chọn mua ống macro

Ngoài khả năng chụp macro, các loại ống này cũng có thể chụp khung cảnh bình thường khác.
> Chiêm ngưỡng ảnh Macro độc đáo / Thế giới côn trùng và chế độ macro (1) / Thế giới côn trùng và chế độ macro (2)
Nếu đã chán với những khoảnh khắc hàng ngày và bắt đầu muốn khám phá một thế giới nhỏ bé hơn mà mắt thường ít khi để ý tới, đó là lúc bạn nên đầu tư cho một ống chuyên chụp macro.
Ống kính thông thường vốn được tối ưu hóa về độ sắc nét và tương phản theo hướng lấy nét tới vô cực, trong khi ống macro lại được thiết kế ngược lại, cho độ sắc nét, tương phản tối đa khi chụp ở khoảng cách rất gần. Do các ống macro vốn được được làm từ những thấu kính có độ sắc nét rất cao nên nhiều nhiếp ảnh gia vẫn lấy chúng làm ống chụp chân dung (dù đối lúc độ sắc nét hơi quá mức cần thiết). Tất nhiên, ngoài khả năng chụp macro thì chúng cũng có thể chụp khung cảnh bình thường như các ống khác.
Dưới đây là một số yếu tố cần quan tâm khi mua ống macro.
Ảnh: Photoradar.
Ống macro được làm từ những thấu kính có độ sắc nét rất cao. Ảnh: Photoradar.
Tỷ lệ phóng đại
Đối với ống macro, tỷ lệ phóng đại, hay tỷ lệ tái hiện là yếu tố quan trọng nhất. Các ống macro tiêu chuẩn thường có tỷ lệ phóng đại là 1:1, nghĩa là đối tượng được chụp sẽ có cùng kích thước trên cảm biến (giữ nguyên kích thước thực). Nếu tỷ lệ phóng đại là 1:2 nghĩa là đối tượng trên cảm biến chỉ nhỏ bằng nửa đối tượng thực. Ống kính có tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn 1:1 thường không được coi là các ống macro thực thụ.
Cơ chế lấy nét
Ống macro đời mới đều có cơ chế lấy nét tự động, nhưng nếu bạn mua đời cũ, nên chọn các ống chỉ lấy nét tay, bởi đối với việc chụp macro, lấy nét tay chuẩn xác hơn và nhất là tiếng ồn của motor lấy nét đời cũ không làm các đối tượng macro (như côn trùng) bay đi mất.
Chống rung
Thông thường, chụp macro thường là các đối tượng rất nhỏ, nên bất kỳ rung động dù nhỏ nào cũng khiến ảnh bị mờ. Vì thế, tốt nhất là luôn dùng chân máy. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tính cơ động cao hoặc thích chụp macro bất chợt trên những đoạn đường chụp ảnh thì lựa chọn một ống macro có cơ chế chống rung sẽ giải pháp hữu hiệu.
Tiêu cự
Ống macro có nhiều tiêu cự khác nhau, nhưng phổ biến sẽ là các khoảng 50 mm, 60 mm, 100 mm, 105 mm và 180 mm. Thông thường, khoảng tiêu cự 50 - 60 dùng để chụp các đối tượng nhỏ hay sản phẩm mẫu, khoảng 95 – 105 mm là khoảng tiêu chuẩn cho chụp hoa, côn trùng hay các đối tượng nhỏ khác, còn khoảng lớn hơn 105 chủ yếu cho chụp các loại côn trùng khó tiếp cận. Một số ống zoom cũng cho phép chụp macro, tuy nhiên, thường là các ống này không hỗ trợ tỷ lệ phóng đại 1:1.
Sự khác nhau giữa các tiêu cự này cũng rất đa dạng, nhưng có thể nhận thấy ngay một xu hướng tiêu biểu chung đối với tất cả các hãng, là tiêu cự càng ngắn, ống kính càng rẻ, dù giá cả còn xê dịch theo độ mở ống kính to hay nhỏ nữa. Vả lại, các ống kính tiêu cự ngắn thường có kích cỡ và trọng lượng nhỏ nhẹ hơn.
Ví dụ, ống Sigma 50mm f/2.8 EX DG macro (giá tham khảo trên Amazon khoảng 300 USD), và nặng 320 gram. Trong khi ống 105mm f/2.8 EX DG macro của hãng này giá 479 USD và nặng khoảng 460 gram.
Nếu ngân sách của bạn hạn chế và nhất là muốn bắt đầu làm quen với thế giới macro thì thì việc lựa chọn ống kính tiêu cự ngắn để chụp các vật thể tĩnh, sản phẩm mẫu (như nhẫn…) sẽ là một giải pháp hợp lý. Nhưng để chụp côn trùng (bướm, bọ, sâu…) thì phải đứng từ xa, và lúc này các ống cỡ 100 mm hay 180 mm sẽ có ưu thế hơn dù giá thành có đắt đỏ.  
VnExpress

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đảo ngược ống kính

Nếu bạn sở hữu một ống kính tiêu cự cố định 50mm hoặc một ống kít kèm máy (thường là ống 18-55mm) thì việc đảo ngược ống để chụp macro là phương pháp kinh tế nhất.
Đảo ngược ống kính là việc tháo ống ra khỏi máy, quay chấu nối ra ngoài, đầu ống kính nối vào thân máy thông qua adapter, hoặc một ống kính lắp vào thân máy, một ống kính đảo đầu nối tiếp với đầu ống sẵn có bằng adapter thành một tổ hợp ống.
reverse-lens-macro-close-up-photography-
Sơ đồ cách thức đảo ống.
Sơ đồ trên trình bày một cách cơ bản cách thức đảo ống để chụp cận cảnh. Thông thường một ống 50mm thu ánh sáng từ chủ thể và tái hiện trên cảm biến với kích cỡ nhỏ hơn nhiều lần. Việc đảo ống kính khiến cho quy trình này cũng đảo ngược, ống 50mm lúc này sẽ phóng đại hình ảnh thu được từ chủ thể, làm cho kích cỡ của nó trên cảm biến gần với kích cỡ thực tế hơn.
Có hai cách đảo chiều ống kính thông dụng.

1. Dùng một ống

reverse-lens-macro-close-up-photography-
Vòng adapter đảo chiều.
Bằng việc sử dụng vòng adapter đảo chiều với một đầu vặn vào ống kính, một đầu có chấu nối với thân máy, bạn có thể quay ngược ống kính đang dùng và lắp vào thân máy như bình thường.
reverse-lens-macro-close-up-photography-
Ống kính sau khi đã được đảo chiều và lắp trên thân máy.
Phương pháp này hiệu quả nhất với các ống có vòng độ mở chỉnh tay. Do khoảng nét càng giảm khi bạn càng gần đối tượng, vì thế, với độ phóng đại lớn hơn khi đảo chiều, bạn có thể khép bớt khẩu độ để đảm bảo có khoảng nét hiệu quả.
Nếu ống kính không có vòng độ mở chỉnh tay, bạn sẽ không điều chỉnh khép khẩu được và phải chấp nhận chụp với độ mở tối đa của ống kính. Tuy nhiên, nếu khéo léo, kể cả khoảng nét rất mỏng với khẩu độ rộng nhất (với ống 50mm), bạn vẫn có thể có được ảnh cận cảnh ấn tượng như bức ảnh dưới đây:
reverse-1-jpg-1345425388_480x0.jpg
Ảnh của tác giả Roni / Digitalphotographyschool.

2. Dùng 2 ống

reverse-lens-macro-close-up-photography-
Adapter để nối ống.
Cũng bằng việc sử dụng vòng chuyển adapter, bạn có thể đảo chiều một ống và nối vào ống kính sẵn có của mình, tạo nên một tổ hợp ống có khả năng chụp cận cảnh rất cao (ảnh dưới). Để dễ hình dung, trong khi các ống chuyên chụp cận cảnh thường chỉ có độ diop +10 (độ diop càng cao, độ phóng đại càng lớn) thì một ống 50mm đảo chiều có thể đạt +20 diop, còn một ống 24mm đảo chiều có thể lên tới +41.6 diop.
reverse-lens-macro-close-up-photography-
Ống 50mm đảo chiều được gắn với ống 85mm.
Bạn có thể dùng bất kỳ ống kính nào làm ống chính để nối với ống đảo chiều. Tiêu cự ống càng dài, độ phóng đại càng lớn. Vấn đề chỉ là sao cho đường kính ống giống nhau hoặc gần với nhau mà thôi (chẳng hạn cùng phi 58mm, hoặc phi 52mm và 58mm). Các adapter nối cùng phi và khác phi có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng phụ kiện máy ảnh với mức giá khá rẻ.
Một lợi thế của việc sử dụng hai ống kính là dù cho khẩu độ trên ống đảo mở hết cỡ cũng không sao, bạn vẫn có thể chỉnh độ mở trên ống chính để tăng khoảng nét. Tùy thuộc vào các ống bạn dùng làm ống chính và ống đảo, bạn có thể có tổ hợp kính phóng đại được đối tượng lớn gấp 3 lần kích thước thực tế.
Một điều cần lưu ý là do ống đảo quay phần đuôi ống ra ngoài nên khi chụp phải hết sức thận trọng, tránh mọi tác động có thể có đến phần thấu kính cũng như các chấu tiếp xúc ở phần đuôi này. Nếu bạn có thêm cả ống nối (như bài trước), bạn có thể lắp thêm vào phần đuôi của ống đảo để đóng vai trò là phần bảo vệ cho ống đảo này (như ảnh dưới).
reverse-lens-macro-close-up-photography-
Ống nối.
Do kiểu đảo ống cho phép chụp chủ thể ở khoảng cách rất gần nên khó có thể đảm bảo máy không rung khi chụp cầm tay với phương pháp này. Vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng chân máy và dây bấm hoặc điều khiển từ xa để chụp. Phương pháp cũng chỉ phù hợp với chụp trong nhà, bởi ngoài trời chỉ cần một hơi thở hay một cơn gió nhẹ cũng có thể làm rung đối tượng và làm hỏng bức hình cận cảnh của bạn.
Để đàm bảo độ sắc nét, tốt nhất nên khép khẩu độ trên ống chính xuống khoảng f/4 để tránh khẩu độ quá lớn khiến khoảng nét mỏng và ảnh dễ bị mờ.

reverse-lens-macro-close-up-photography-
Ảnh chụp từ phương pháp dùng 2 ống kính.
Khi đã có chân máy, bạn có thể chỉ cần dùng ánh sáng tự nhiên để chiếu đối tượng mà không lo vấn đề tốc độ cửa trập. Nhưng nếu cần, bạn cũng có thể dùng thêm đèn flash với hộp softbox để chiếu sáng thêm đối tượng.
VnExpress

Tìm hiểu về chụp cận cảnh - Sử dụng ống nối

Gọi là ống nối, bởi chúng về bản chất là các đoạn nối giữa ống kính với máy ảnh, đẩy ống kính ra xa khỏi cảm biến.
Ống kính được đẩy càng xa, nhân vật càng được thu lại gần. Và do ống kính sẽ gần đối tượng hơn, nên độ phóng đại cũng vì thế lớn hơn. Về cơ bản, các ống nối cho phép chụp đối tượng gần hơn so với các kính cận cảnh, và trong một số trường hợp có thể đạt như việc sử dụng ống macro thực thụ.
Có hai loại ống nối.
ong-noi-1-jpg-1344593731_480x0.jpg
Ống kính tiêu cự 50 mm với ống nối 25 mm.
Thứ nhất là loại ống rẻ tiền, không có các chấu nối điện tử duy trì kết nối giữa ống kính và thân máy. Với các ống này, máy ảnh không thể chỉnh mọi chế độ tự động thông thường dù vẫn có thể chỉnh phơi sáng qua chế độ ưu tiên cửa trập hoặc chế độ Program.
Nhược điểm lớn nhất của nó là khả năng điều chỉnh độ mở. Nếu ống kính của bạn không có vòng độ mở chỉnh tay (hay nói cách khác độ mở được điều chỉnh trên thân máy) thì khi lắp ống nối, độ mở ống kính sẽ bị khóa ở mức lớn nhất. Mặc dù độ mở lớn cũng có thể sử dụng trong chụp ảnh cận cảnh nhưng bạn cần lưu ý chụp các đối tượng có vùng nét đủ lớn cho cả ảnh, nếu không do khoảng nét quá hẹp, cả ảnh của bạn chỉ có một điểm nhỏ li ti là nét, còn toàn ảnh là mờ.
Nhưng với các ống có vòng độ mở chỉnh tay thì sẽ không có vấn đề gì lớn, bởi bạn có thể khép khẩu tùy ý.
ong-noi-2-jpg-1344593731_480x0.jpg
Ống nối Canon EF25 and EF12.
Thứ hai là các ống tích hợp sẵn các chấu điện tử để duy trì kết nối giữa máy ảnh và ống kính. Với ống nối này máy ảnh có thể điều chỉnh độ mở hay bất kỳ chế độ tự động nào, kể cả tự động lấy nét.
Canon hiện có các ống nối EF25 và EF12 và đều đã được thay thế bằng các phiên bản thế hệ II. Bạn có thể thấy rõ các chấu tiếp xúc được duy trì trên hai phiên bản này.
Các hãng như Nikon, Canon hay Olympus cũng đều có các ống nối cho máy ảnh của mình. Sony hiện vẫn chưa có nhưng bạn có thể mua từ các nhà sản xuất thứ ba như Kenko hay Vivitar. Pentax cũng có ống nối của riêng mình, tuy nhiên một điều lạ là ống nối của hãng có khi còn đắt hơn cả một ống macro.
Ngược với kính cận cảnh, ống nối hoạt động trên các ống kính tiêu cự ngắn và trung bình hiệu quả hơn là trên các ống tiêu cự dài (ống tele).
Một lợi thế của loại này là bạn có thể sử dụng với bất kỳ ống kính nào bạn có, không phụ thuộc vào đường kính do ống nối được lắp vào máy ảnh ở phần đuôi ống kính. Nếu bạn mua cả bộ, thậm chí bạn còn có thể nối hai ống nối vào nhau để tăng thêm độ phóng đại.
ong-noi-3-jpg-1344593732_480x0.jpg
Ảnh chụp cận cảnh bằng cách sử dụng ống nối.
Nhược điểm của ống nối là thiếu sáng. Việc thêm một đoạn nối sẽ làm mất đi một lượng ánh sáng nhất định, vì vậy, ở cùng một độ mở như khi không có ống nối, bạn phải chụp với tốc độ cửa trập chậm hơn hoặc ISO cao hơn để bù lượng sáng mất đi. Tuy nhiên, với các ống nối có chấu tự động, máy ảnh thường cũng sẽ tính toán toàn bộ thông số phơi sáng cho bạn khi ở chế độ tự động.
Cách tốt nhất khi chụp cận cảnh sử dụng ống nối là chuyển chế độ lấy nét về chỉnh nét tay và sử dụng vòng chỉnh nét trên ống kính để lấy nét đối tượng.
ong-noi-4-jpg-1344593732_480x0.jpg
Độ sâu trường ảnh ở bức này mỏng.
Ví dụ độ sâu trường ảnh ở bức cận cảnh này khá mỏng, vì thế trong trường hợp này đừng ngại tăng ISO để có thể khép độ mở xuống một chút, tăng khoảng nét hơn. Nếu đối tượng đứng im, có thể sử dụng chân máy để duy trì chụp ISO thấp trong khi vẫn có ảnh chất lượng cao.
Lưu ý, nếu bạn chụp cầm tay, để có được ảnh sắc nét, tốc độ cửa trập thường nên đặt ở mức nhanh hơn thông thường, bởi lẽ thêm độ phóng đại cũng đồng nghĩa thêm khả năng máy bị rung. Tốc độ lý tưởng thông thường trong trường hợp cầm tay khoảng 1/250 giây là hợp lý.
VnExpress

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Sử dụng kính cận cảnh

Macro và chụp ảnh cận cảnh nghe có vẻ phức tạp và xa vời khi bạn không nắm vững về kỹ thuật và các thiết bị sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì kỹ thuật chụp ảnh cận cảnh khá dễ học và các thiết bị cũng không nhất thiết phải đắt tiền.
Đối với ảnh cận cảnh, có một ống macro rõ ràng sẽ giúp bạn có được những bức ảnh có chất lượng cao, nhưng không phải ai cũng muốn và ai cũng đủ tiền để sắm. Vì thế, để khởi đầu, bạn có thể thực hiện ảnh cận cảnh với những trang thiết bị dễ kiếm và rẻ tiền trước.

Định nghĩa cơ bản

can-canh-1-jpg-1344312976_480x0.jpg
Hoa là chủ thể hay gặp nhất trong ảnh cận cảnh hoặc macro.
Ảnh macro: Là ảnh khi mà chủ thể có kích thước bằng với hình ảnh thu được từ cảm biến, hay nói cách khác là có tỷ lệ 1:1, ảnh sao vật vậy. Cách tốt nhất để có được độ phóng đại này là sử dụng ống macro, nếu không, bạn có thể dùng ống nối hoặc đảo ống cũng có thể đạt được các hiệu ứng tương tự dù chất lượng không bằng.
Ảnh cận cảnh (close-up): Ảnh cận cảnh ở đây được hiểu là dùng các thiết bị phụ trợ để có thể chụp ảnh chủ thể gần hơn khoảng cách tối thiểu cho phép của ống kính. Cũng là chụp cận, nhưng mức độ thì không bằng khi sử dụng ống macro.
Bạn có thể sử dụng các kính nối chuyên cận cảnh như kính Canon 500D (hình trên). Kính cận cảnh này về cơ bản tương tự như kính lọc thông thường, có các kích cỡ khác nhau và có thể lắp ngay đằng trước ống kính. Kính cận cảnh khi lắp vào ống kính sẽ thu hẹp khoảng lấy nét tối thiểu của ống kính, nghĩa là cho phép bạn lại gần chủ thể hơn, từ đó có được độ phóng đại lớn hơn.

Có hai loại kính cận cảnh


can-canh-2-jpg-1344313009-1344313013_480
[Caption]
Kính cận cảnh đúp Canon 500D.
Kính cận cảnh đơn
Các kính cận cảnh đơn có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm một thấu kính, vì thế giá của nó cũng rất dễ chịu, phù hợp với những người eo hẹp về tài chính. Tuy nhiên, cũng vì thế và chất lượng của nó cũng không được hoàn hảo, thường bị quang sai màu và không nét ở vùng biên. Các nhược điểm này sẽ càng bị lộ rõ khi chụp với độ mở lớn.
Kính cận cảnh đúp
Kính cận cảnh đúp gồm 2 thấu kính, trong đó thấu kính thứ hai làm nhiệm vụ khắc phục những nhược điểm của thấu kính thứ nhất về quang sai, vì thế chất lượng hình ảnh trên các ống này cao hơn, và theo đó là giá thành sẽ đắt hơn. Ví như kính Canon 500D ở trên là kính cận cảnh đúp, có giá dao động từ 85 USD (phi 52mm) tới 145 USD (phi 77mm).
Có thể nói Canon là hãng lớn duy nhất còn duy trì sản xuất các kính cận cảnh đúp. Hai phiên bản 250D và 500D của hãng vẫn được đánh giá cao và được nhiều người mua do có nhiều kích cỡ và có thể lắp trên các ống kính của các hãng khác nhau. Nikon trước đây cũng có những kính dạng này nhưng giờ hãng đã ngừng sản xuất. Hiện còn có Raynox cũng sản xuất cả những kính cận cảnh gồm 3 thấu kính với ngàm ghép có thể lắp trên các ống kính phi 52mm đến 67mm với mức giá cũng tương đối dễ chịu.
Sử dụng kính cận cảnh khá đơn giản. Bạn chỉ việc lắp vào trước ống kính như các kính lọc thông thường khác và máy ảnh sẽ lo nốt phần còn lại. Tuy nhiên, nếu chụp ở mức phóng đại lớn nhất, tốt nhất bạn nên chuyển sang chế độ lấy nét tay.
Lưu ý các kính cận cảnh khi lắp trên các ống tele sẽ hoạt động hiệu quả hơn là trên các ống ngắn. Tiêu cự ống kính càng dài thì khi lắp thêm kính cận cảnh, độ phóng đại thu được càng lớn.
Bạn có thể sử dụng kính cận cảnh khi chụp các chủ thể như sau.
can-canh-3-jpg-1344312977_480x0.jpg
Chân dung là một chủ đề trong lĩnh vực chụp cận cảnh.
Chân dung – Kính cận cảnh được lắp trên ống 85mm, giúp khi chụp thu sát được mặt đối tượng nhưng không quá gần để gây phiền phức.
Hoa – Chủ thể chụp cận cảnh thông dụng nhất có lẽ vẫn là những bông hoa, bởi chúng trông thật lộng lẫy khi được nhìn tận mắt. Hãy thử nghiệm chụp từng bông ở một vườn hoa, bạn sẽ thấy vẻ đẹp của chúng rực rỡ thế nào.
Chi tiết – Chụp làm nổi bật chi tiết cũng là một trong những thể loại ảnh nên sử dụng kính cận cảnh. Nó giúp cho bạn tập trung hơn vào những chi tiết cần làm nổi bật thay vì toàn bộ đối tượng.
VnExpress

Tìm hiểu chụp cận cảnh - Đầu tư ống macro đúng nghĩa