Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

10 lời khuyên cho nhiếp ảnh đường phố

Luôn mang máy theo bên người, giữ sự tự nhiên cho chủ thể hoặc thử ở nhiều góc chụp khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng để có được một bức ảnh đường phố đẹp. 
Nhiếp ảnh gia Eric Kim (hàng dưới, thứ 3 từ phải qua) trong buổi giao lưu với các bạn trẻ yêu nhiếp ảnh tại Việt Nam. 
Để phục vụ những người đam mê nhiếp ảnh đường phố (Street Photography), Fujifilm Việt Nam mới đây đã tổ chức buổi giao lưu với Eric Kim, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc. Anh từng là giảng viên cho một số lớp học về ảnh tại Mỹ, giám khảo cuộc thi nhiếp ảnh đường phố London 2011, có một số triển lãm ảnh ở Paris (Pháp), Melbourne (Australia), Leica Store ở Hàn Quốc và Singapore, Los Angeles (Mỹ)... Hiện nay, Eric Kim là nhiếp ảnh gia X Photographer (một trong cac nhiếp ảnh gia đại diện cho Fujifilm X Series tại Mỹ. 
Dưới đây là 10 lời khuyên của Eric Kim cho những người yêu thích chụp ảnh đường phố. 
1.jpg
Không gây sự chú ý
Điều đầu tiên mà mỗi người cầm máy cần lưu ý khi chụp ảnh đường phố là phải giữ được sự tự nhiên cho chủ thể và khung cảnh định chụp. Sự sắp đặt hoặc can thiệp vô ý cũng có thể khiến kết quả đạt được bị gượng gạo hoặc không còn ý nghĩa. 
2.jpg
Không nên sử dụng nhiều hơn một máy ảnh và một ống kính cùng lúc
Với mỗi khoảnh khắc định chụp, nhiếp ảnh gia cần xác định nhanh chóng thiết bị mình sẽ sử dụng để tạo hiệu quả tốt nhất. Sự chuyển đổi ống kính và máy sẽ làm lỡ thời điểm quan trọng và mất đi sự tập trung cho chủ thể. 
3.jpg
Không lạm dụng sự kết hợp giữa đen trắng và ảnh màu
Một bức ảnh đường phố không nên sử dụng cả các mảng đen trắng (tạo thành từ các phần mềm sửa ảnh) và mảng ảnh màu nguyên gốc. Điều này làm bức ảnh bị rối, không có tính chân thực. Eric Kim cho biết thỉnh thoảng cũng có những trường hợp ngoại lệ nhưng rất ít. 
4.jpg
Không bao giờ ngừng chụp
Với mỗi khoảnh khắc nhất định, người cầm máy không nên tiếc số lần bấm nút hoặc một ít cuộn phim. Chụp càng nhiều bức ảnh tồi có thể là cách đưa bạn đến nhanh hơn với một bức ảnh hoàn hảo. Đôi khi, một khung hình mà bạn cho là không đẹp tại thời điểm chụp lại đem đến những hiệu quả bất ngờ sau này. 
5.jpg
Đừng quên máy ảnh ở nhà
Một lời khuyên tưởng chừng như vô nghĩa nhưng rất nhiều người hay mắc phải. "Muốn chụp được những bức ảnh đường phố đẹp, bạn luôn phải có một chiếc máy chụp được ảnh trong người. Khoảnh khắc có thể đến bất cứ lúc nào.", Eric Kim chia sẻ. 
6.jpg
Đừng lo lắng về các bình luận trên mạng xã hội
Việc bị "ném đá" là hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn tải một bức hình mà bản thân ưng ý lên Facebook hay Twitter. Đó thực sự là chuyện bình thường và không đáng để bạn phải quá lo lắng. Đôi khi tạm hài lòng với sản phẩm của mình cũng là một động lực tốt để có được những tấm hình tốt hơn. 
7.jpg
Hãy thử nhiều góc độ khác nhau với cùng một tình huống
Bạn có thể sử dụng một máy, một ống kính với một khoảnh khắc nào đó nhưng hay cố lựa thêm các góc  chụp khác nhau. Việc gối hình, chồng hình luôn tiềm ẩn những hiệu ứng thú vị. 
8.jpg
Không dành quá nhiều thời gian cho các trang web về máy ảnh
Máy ảnh là chỉ là phương tiện nên việc quan tâm quá nhiều về thiết bị không thể giúp bạn chụp ảnh tốt hơn. Hãy cầm máy lên và bước ra ngoài, cuộc sống sẽ cho bạn những điều bổ ích hơn. 
9.jpg
Không nên công bố những bức hình tồi tệ
Bạn có thể nghe các lời góp ý để tốt hơn, bỏ qua những lời chê ác ý nhưng việc tải lên những bức hình quá xấu để học hỏi kinh nghiệm vẫn là một điều không nên làm. Nó sẽ khiến bạn dễ bị nhụt chí. 
10.jpg
Đừng quên tìm kiếm niềm vui
Chụp ảnh đường phố luôn có những khoảnh khắc chứa đựng nhiều cảm xúc vui buồn khác nhau nhưng người chụp chắc chắn phải hướng đến những niềm vui trong cuộc sống. Sự lạc quan của người cầm máy sẽ khiến những bức hình tươi mới hơn, ý nghĩa và tích cực hơn. 
Tuấn Hưng
Ảnh: Eric Kim, huynhanh

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Nikon D810 chính hãng về Việt Nam giá gần 70 triệu đồng



Phiên bản thay thế của D800 vừa được bán ra chính thức tại thị trường Việt Nam với giá 69,3 triệu đồng cho thân máy.


Không có nhiều thay đổi về thiết kế nhưng Nikon D810 được cải tiến nhiều so với người tiền nhiệm của mình. Ở model mới này Nikon không còn chia ra hai phiên bản như ở đời trước mà chỉ có một model D810.







Nikon D810 với nhiều nâng cấp mạnh mẽ so với người tiền nhiệm. Ảnh: Huy Đức.



Theo nhà sản xuất, D810 là chiếc DSLR đầu tiên của Nikon hỗ trợ ISO 64 – 12.800 và có thể mở rộng tới 32 – 51.200 đi cùng khả năng xử lý nhiễu xuất sắc từ chiếc D4S. Để có được điều này, máy ảnh của Nikon sử dụng cảm biến CMOS FX 36,3 megapixel hoàn toàn mới không có bộ lọc qua chậm quang học để đảm bảo hình ảnh duy trì sắc điệu phong phú trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào bộ xử lý Expeed 4 nâng cấp phần cứng trên D810 lên một tầm mới với hiệu suất hoạt động tăng 30% đồng thời tiết kiệm pin.


Hình ảnh thực tế Nikon D810 tại Việt Nam


Hệ thống tự động lấy nét 51 điểm trên D810 được cải thiện nhờ cảm biến Multi-CAM 3500FX cùng màn trập điện tử cho phép máy chụp liên tiếp 5 khung hình/giây ở độ phân giải đầy đủ, 6 khung hình/giây tại độ phân giải 25,1 megapixel và 7 khung hình/giây ở định dạng DX (15,3 megapixel). Chế độ “lấy nét tự động vùng nhóm” mới giúp tránh vô tình lấy nét hậu cảnh khi chụp đối tượng chuyển động. Nikon cũng bổ sung Flat Picture Control nhằm cải thiện khả năng xử lý ảnh cho phép điều chỉnh độ sắc nét cùng nhiều thông số nâng cao.


D810 có cửa trập màn trước điện tử giảm hiệu quả rung cơ học nội bộ. Khi cửa trập màn trước điện tử được bật thay cho cửa trập cơ học trong khi gương nâng lên, cảm biến hình ảnh của máy ảnh hoạt động như một màn trước của cửa trập mặt phẳng tiêu điểm và điều này cung cấp độ ổn định và che mờ tối thiểu, đặc biệt là khi chụp phơi sáng lâu vào ban đêm.


Các tính năng đáng chú ý khác trên D810 bao gồm kính ngắm quang học độ phủ 100% khung hình, màn hình 3,2 inch nâng độ phân giải lên 1,23 triệu điểm ảnh. Thiết bị cho phép quay phim định dạng Full-HD 1080/60p cùng âm thanh stereo với chất lượng cải thiện đáng kể.


Huy Đức




Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Sự khác biệt trước và sau xử lý kỹ xảo trong phim

Trong "The Great Gatsby", "The Avengers" hay "The Hobbit"... các diễn viên đều phải diễn trên phông xanh và tự tưởng tượng ra khung cảnh như trong kịch bản.
Thành phố New York hoa lệ ở thập niên 1920 trong "The Great Gatsby" thực chất được lồng ghép vào sau khi đạo diễn Baz Luhrmann quay ở một bối cảnh khiêm tốn.
 
Hai tài tử Leonardo DiCaprio và Tobey Maguire cũng phải tự tưởng tượng mình đang lái xe qua những con phố.
 
Con đường với xung quanh là máy móc, thiết bị đã được "hô biến" thành con đường hai bên là biển trong "The Wolf of Wall Street".
 
Mọi cử động của nhân vật người ngoài hành tinh trong "District 9" đều do diễn viên Jason Cope đảm nhận.
 
Trong "Gravity", Sandra Bullock phải diễn trong khung cảnh toàn là màu trắng của phông nền nhưng vẫn phải hình dung mình đang lơ lửng ngoài vũ trụ.
 
Chú hổ trong "Life of Pi" thực chất là một cục bông vô tri vô giác.
 
Nam diễn viên Ấn Độ, Suraj Sharma, diễn cảnh lênh đênh giữa biển khơi trong một... bể bơi.
 
Trận đấu bóng trong phim "The Secret in Her Eyes" được quay ở một khu đất trống với phông xanh nhưng khi lên phim, khán giả trông thấy một sân vận động với hàng nghìn cổ động viên.
 
Gương mặt của tài tử Aaron Eckhart trong "The Dark Knight" được đánh dấu từng vị trí để sau đó xử lý thành một gương mặt đáng sợ của nhân vật Two Faces.
 
Trong bom tấn "The Avengers", Chris Hemsworth, Chris Evans và Scarlett Johansson phải nhắm mắt hình dung ra mình đang ở một nơi đầy khói lửa dù thực tế, họ đang ở giữa phông xanh.
 
Thế giới thần tiên của cô nàng Alice trong "Alice in Wonderland" thực tế có màu xanh lá cây.
 
Con sóng dữ trong "Oz the Great and Powerful" được hình thành bởi những miếng vải xanh.
 
Nhờ kỹ xảo điện ảnh, căn phòng của Edward và Bella trong kỳ nghỉ trăng mật (vốn trong studio) ở "Breaking Dawn - Part 1" bỗng chốc có view nhìn ra biển.
 
Trong "The Hobbit", Martin Freeman phải nhìn các ngọn đèn trên trần nhà với phông xanh và hình dung ra mình đang ở xứ sở thần thoại.
 
Những cảnh quay đẹp và hùng vĩ nhất trong "The Hobbit" thực chất lại được quay trong trường quay với khung cảnh xung quanh rất đơn sơ và kém xa so với những gì thể hiện trên màn ảnh rộng sau đó.
 
Nguyên Minh

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Sony nâng cấp loạt máy quay cá nhân tại CES 2014

Là phiên bản nâng cấp của mẫu AX1 được giới thiệu tháng 9/2013, FDR-AX100 được Sony tối ưu hóa cùng nhiều nâng cấp. Máy có kích thước nhỏ gọn hơn khoảng 74% và nhẹ hơn 66% giúp người dùng có thể thoải mái cầm bằng một tay. Khối lượng cả pin của AX100 là 915 gram.
Sony-Handycam-AX100E-BK-image1-4590-2192
Sony Handycam FDR-AX100
Về cấu hình, AX100 sở hữu cảm biến BSI CMOS 14,2 megapixel kích thước 1 inch, lớn hơn nhiều so với người tiền nhiệm AX1 với kích thước 1/2,3 inch. Ống kính trên máy với khả năng zoom quang 12X với khẩu độ f/2.8–4.5. Với ống kính này, AX100 sẽ mang lại chất phim ấn tượng hơn nhờ độ sâu trường ảnh và hỗ trợ quay tốt trong điều kiện thiếu sáng.
AX100 hỗ trợ quay phim 4K 30p/24p hay quay phim Full HD 60p. Phiên bản kế nhiệm được nâng cấp đáng kể nhưng có mức giá hấp dẫn, 2000 USD so với AX1 có giá tới 5.000 USD.
1389058893000-2-6806-1389081219.jpg
Sony Action Cam HDR-AS100V
Máy quay thể thao Action Cam cũng được Sony giới thiệu với mẫu AS100V. Thiết bị có thiết kế siêu nhỏ gọn tương tự phiên bản trước nhưng trọng lượng nhẹ hơn và bổ sung thêm chân đế. Ngoài phiên bản màu đen, Action Cam mới của Sony cũng có thêm lựa chọn màu trắng.
Phía trước AS100V là ống kính siêu rộng Zeiss Tessar độ phân giải cao, góc rộng 170 độ và giảm 30% hiện tượng quang sai. Sony cũng tinh chỉnh bộ ổn định hình ảnh giúp thiết bị bù trừ chuyển động khi di chuyển như đi bộ, đi xe hay chơi thể thao. Bên trong AS100V là cảm biến BSI CMOS Exmor R độ phân giải 18 megapixel cùng bộ xử lý hiệu năng cao Bionz X.
AS100V hỗ trợ quay phim chất lượng cao chuẩn XAVC-S HD lên tới 50 Mb/giây và các chế độ thấp hơn 1080/24p, 720/120p và 720/240p (slow motion). Thiết bị có giá 300 USD cho phiên bản tiêu chuẩn và 400 USD cho phiên bản nâng cao hỗ trợ điều khiển Live View.
1389058952000-3-6801-1389081219.jpg
Sony Handycam HDR-PJ810
Mở rộng các thiết bị quay cá nhân, Sony mang đến CES 2014 loạt máy quay với máy chiếu tích hợp bao gồm PJ810 thuộc dòng cao cấp có giá 1.500 USD, PJ540 và PJ340 (giá 700 USD và 480 USD) là các thiết bị tầm trung và dòng khởi điểm PJ275 (giá 400 USD)
Máy chiếu tích hợp trên các máy quay trên đã được cải tiến như tăng độ sáng 50 lumen trên PJ810 hay hỗ trợ trình chiếu thông qua cổng HDMI từ các nguồn phát bên ngoài. Ngoài ra trình điều khiển bổ sung thiết lập cho phép tự động phát lại nội dung.
Đình Nam