Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Canon ra mắt máy quay phim 4K tại Việt Nam


2 sản phẩm 4K mới được giới thiệu là EOS 1D C và máy quay phim kỹ thuật số có thể thay ống kính EOS C500.
canon-4-K-jpg-1355371560_500x0.jpg
Đạo diễn hình ảnh nổi tiếng Shane Hurlbut, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ đang điều chỉnh Canon C500. Ảnh: Huy Đức.
EOS 1D C là máy quay phim DSLR đầu tiên trên thế giới có thể quay độ phân giải 4K với tốc độ 24 khung hình/giây, chuẩn thu hình JPEG 8 bit, ngoài ra máy còn có thể quay phim Full HD với tốc độ lên đến 60 khung hình/giây.
eos1dc-web2-jpg-1355371560_500x0.jpg
EOS 1D C có thiết kế và phần cứng tương tự 1D X.
1D C có thiết kế và phần cứng tương tự như model 1D X của Canon nên với những người quen sử dụng DSLR của Canon thì việc sử dụng 1D C sẽ dễ dàng hơn nhiều.
eos-c500-ef-jpg-1355371560_500x0.jpg
C500 máy quay phim 4K có thể thay ống kính với kích thước nhỏ gọn.
Còn EOS C500 là máy quay chuyên nghiệp mới nhất của Canon được phát triển dựa trên nền tảng thiết kế của dòng EOS C3000, máy có khả năng thay ống kính có ngàm EF. C500 sử dụng cảm biến hình ảnh CMOS Super 35mm, 8,85 megapixel, bộ xử lý hình ảnh DIGIC DV III và cho phép một loạt tùy chọn ghi hình và sản phẩm đầu ra đặc biệt là đối với hai độ phân giải 4K và Full HD.
Cả hai mẫu máy quay mới thuộc dòng EOS Cinema của Canon đều có thiết kế nhỏ gọn nên thuận tiện để quay phim trong các trường hợp khó và không gian chật hẹp. Hiện giá bán của cả hai model tại thị trường Việt Nam vẫn chưa được công bố.
Huy Đức

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Ảnh chụp thử từ ống kính Canon 35 mm và 24-70 mm có IS mới


Bộ đôi ống kính mới ra mắt của Canon đều sử dụng hệ thống chống rung IS dù tiêu cự không lớn cùng cấu tạo thấu kính quang học mới. 
EF 24-70mm f/4L IS USM là ống zoom tiêu chuẩn dành cho các máy full-frame và sẽ là ống kit của EOS 6D khi bán ra. Ống kính này có thể chụp macro với độ phóng đại 0,7x. Trong khi đó, phiên bản ống kính tiêu cự cố định 35 mm f/2 là bản nâng cấp dành cho phiên bản đầu tiên đã ra mắt từ những năm 1990. Canon hôm nay cũng bắt đầu công bố ảnh chụp thử từ bộ đôi này. 
Ảnh chụp thử từ ống kính  EF 24-70mm f/4L IS USM. 
2B6A0080-600d-tcm14-988329-jpg-135340368
Ảnh chụp với máy 5D Mark III, tiêu cự 24 mm, f/8, tốc độ 1/320 giây, ISO 200.
2B6A4358-600c-tcm14-988333-jpg-135340368
Ảnh chụp với máy 5D Mark III, tiêu cự 70 mm, f/5.6, tốc độ 1/160 giây, ISO 400.
823A7960-600b-tcm14-988336-jpg-135340368
Ảnh chụp với máy 5D Mark III, chế độ macro hệ số phóng đại 0,7x, tiêu cự 80 mm, f/4, tốc độ 1/60 giây, ISO 100. Số liệu về tiêu cự xuất hiện trong chính phần thông tin EXIF ảnh do Canon công bố. 

Ảnh chụp thử từ ống kính Canon EF 35mm f/2 IS USM.
823A8026-600a-tcm14-988631-jpg-135340368
Ảnh chụp với máy 5D Mark III, tiêu cự 35 mm, f/2.8, tốc độ 1/2 giây, ISO 100.
823A8274-600a-tcm14-988633-jpg-135340368
Ảnh chụp với máy 5D Mark III, tiêu cự 35 mm, f/5.6, tốc độ 1/25 giây, ISO 800.
Hoài Anh
Ảnh: Canon


6 máy ảnh DSLR cao cấp nhất 2012

Những model DSLR cao cấp được ra mắt trong năm nay đều sử dụng cảm biến Full Frame. Trong đó, Nikon có tới 3 sản phẩm, Canon với 2 model và Sony cũng góp mặt với A99 mới.


Canon-EOS-5D-Mark-III-jpg-1353315156_500
5D Mark III là model nâng cấp của máy ảnh 5D Mark II huyền thoại của Canon. Máy sử dụng cảm biến Full Frame độ phân giải 22 megapixel, chip xử lý hình ảnh Digic 5+, độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 25.600, mở rộng tối đa là 102.400. Khi quay video chuẩn Full HD, ISO của máy đạt ở mức 100 đến 12.800 và mở rộng ở mức 25.600. Tốc độ chụp liên tiếp của máy là 6 khung hình mỗi giây.
5D Mark III sở hữu hệ thống lấy nét tự động 61 điểm với 41 điểm crosstype, cảm biến đo sáng iFCL với 63 vùng phát hiện và hai lớp. Mẫu máy ảnh mới của Canon có màn hình Clear View LCD II phía sau kích thước 3,2 inch độ phân giải 1.040.000. EOS 5D Mark III hỗ trợ thẻ nhớ kép bao gồm cả thẻ CF và SD.
Sản phẩm được bán với giá 71 triệu đồng cho thân máy đối với hàng chính hãng và 61 triệu đồng với hàng xách tay.
6D-jpg-1353315156_500x0.jpg
Canon EOS 6D trang bị cảm biến Full Frame độ phân giải 20,2 megapixel, chip xử lý hình ảnh mới Digic 5+, dải ISO hỗ trợ từ 100 đến 25.600 và mở rộng tối đa 102.4000. Máy có hệ thống lấy nét tự động 11 điểm với một điểm cross-type nhưng được Canon cho biết có cảm biến lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu tốt nhất mà hãng từng sản xuất. 6D cũng có tốc độ chụp liên tiếp 4,5 khung hình mỗi giây cao hơn 5D Mark II là 3,9 khung hình/giây. 
Chiếc DSLR mới của Canon cũng có thể quay video chuẩn Full HD. Màn hình phía sau Clear View II TFT có kích thước 3,2 inch độ phân giải 1.040.000 pixel. EOS 6D sử dụng thẻ nhớ SD/SDHC/SDXC, cổng USB 2.0, HDMI Mini và tính năng GPS tích hợp. 
Sản phẩm chưa có giá bán chính thức tại Việt Nam.
nikond4-jpg-1353315156_500x0.jpg
Nikon D4 là DSLR cao cấp nhất của Nikon hiện nay, máy được trang bị cảm biến Full Frame CMOS độ phân giải 16,2 Megapixel và độ nhạy sáng ISO tối đa lên đến 204.800 và tối thiểu là 50. D4 có khả năng quay video Full HD 1080p ở tốc độ 30 khung hình mỗi giây và HD 720p ở tốc độ 24 khung hình mỗi giây. D4 có bộ cảm biến đo sáng RGB 3D Color Matrix Meter III 91.000 pixel. Tốc độ chụp liên tiếp 10 khung hình mỗi giây ở độ phân giải đầy đủ và mỗi kiểu đều được thực hiện đo sáng và lấy nét lại. Nếu khóa sáng và khóa nét thì tốc độ này lên tới 11 khung hình mỗi giây.
Máy trang bị 51 điểm lấy nét tự động cung cấp đầy đủ với điểm lấy nét kiểu cross-type. Ở mặt sau của D4 là màn hình kích thước 3,2 inch độ phân giải 921.000 điểm ảnh. D4 trang bị hai khe cắm thẻ nhớ bao gồm cả định dạng CF truyền thống UDMA-7 CF và chuẩn mới nhất XQD cho phép tốc độ ghi lên đến 125 MB/giây
Sản phẩm được bán với giá 124 triệu đồng cho thân máy với hàng chính hãng và 115 triệu đồng với hàng xách tay.
nikon-D800-jpg-1353315156_500x0.jpg
D800 là DSLR có độ phân giải lớn nhất hiện nay, máy sử dụng cảm biến Full Frame độ phân giải lên đến 36,3 megapixel định dạng FX cùng chip xử lý hình ảnh Expeed 3. Do sử dụng độ phân giải cao nên ISO hỗ trợ tối đa của D800 dừng lại ở mức 25.600 và tối thiểu là 50.
Máy trang bị hệ thống Advanced Scene Recognition System với 91.000 pixel 3D Color Matrix Metering III, khả năng quay video chuẩn Full HD. Máy sở hữu hệ thống lấy nét 51 điểm trong đó có 15 điểm cross-type. Tốc độ chụp liên tiếp của máy là 4 khung hình mỗi giây ở độ phân giải đầy đủ. Máy sở hữu màn hình phía sau với kích thước 3,2 inch cố định độ phân giải 921.000 điểm ảnh. Model sử dụng khe cắm thẻ nhớ kép CF và SD.
Sản phẩm được bán với giá 63 triệu đồng cho thân máy với hàng chính hãng và 59,5 triệu đồng với hàng xách tay.
Nikon-D600-jpg-1353315157_500x0.jpg
D600 là máy ảnh DSLR có kích thước được cho là nhỏ nhẹ nhất hiện nay trong các dòng máy ảnh Full Frame. Model sở hữu cảm biến CMOS Full Frame độ phân giải 24,3 megapixel, chip xử lý hình ảnh Expeed 3, ISO hỗ trợ từ 100 đến 6.400 và mở rộng ra hai mức là 50 và 25.600. Máy sở hữu hệ thống lấy nét 39 điểm trong đó có 9 điểm cross-type.
D600 có đèn flash gắn kèm với khoảng đánh xa 12 mét ở ISO 100 và tốc độ đồng bộ Flash X là 1/200 giây. Khả năng quay video của D600 cũng khá tốt với chuẩn Full HD. Sản phẩm cũng có tùy chọn kết nối Wi-Fi với phụ kiện đi kèm cho phép điều khiển máy từ xa qua các phần mềm trên máy chạy Android hoặc iOS. Màn hình phía sau có kích thước 3,2 inch độ phân giải 921.000 pixel. 
Sản phẩm được bán với giá 44,5 triệu đồng cho thân máy với hàng chính hãng và 42 triệu đồng với hàng xách tay.
Sony-alpha-A99-jpg-1353315157_500x0.jpg
Sony SLT - A99 được thiết kế nhỏ gọn hơn so với A900 và gần giống với dòng DSLR A77 của Sony. Máy sử dụng cảm biến Full-Frame độ phân giải 24,3 Megapixel cùng công nghệ gương Translucent Mirror. Đây cũng là DSLR sử dụng hệ thống lấy nét kép đầu tiên trên thế giới với 19 điểm lấy nét chính và 102 điểm bổ sung. Tốc độ chụp liên tục của máy lên đến 6 khung hình/giây.
A99 hỗ trợ ISO từ 50 đến 25.600, máy còn có thể quay phim Full-HD 50p với khả năng lấy nét liên tục. Sản phẩm được trang bị kính ngắm điện tử OLED độ phân giải XGA cùng màn hình 3 inch xoay lật giúp dễ dàng chụp ở mọi tình huống.
Sản phẩm được bán với giá 60 triệu đồng cho thân máy.
Huy Đức

Máy ảnh độ phân giải 570 'chấm'

Dark Energy Camera được coi là máy ảnh kỹ thuật số mạnh nhất hiện nay với 62 cảm biến CCD cho độ phân giải lên tới 570 megapixel.


settop-jpg-1352802902-1352802909_500x0.j
Máy ảnh Dark Energy Camera. Ảnh: Wired.

Hiện tại, mẫu máy ảnh đặc biệt này được đặt trên một ngón núi ở Chile, phục vụ cho dự án Dark Energy Survey (DES) nhằm thăm dò nguồn gốc và bản chất của năng lượng tối đối với sự phát triển của vũ trụ. Để thực hiện được mục đích của mình, các nhà khoa học sẽ phải dùng chiếc máy ảnh đặc biệt này để chụp ảnh một phần tám diện tích bầu trời, đo đạc 300 triệu thiên hà, 100.000 cụm thiên hà cùng với 4.000 siêu tân tinh. Dự án sẽ kéo dài trong 5 năm.
Theo Pop Photo, với mỗi lần chụp, Dark Energy Camera có thể nhìn thấy ánh sáng từ 100.000 thiên hà với khoảng cách lên tới 8 tỷ năm ánh sáng. Nguồn tin này cho biết cảm biến của mẫu máy ảnh kỹ thuật số "khủng" nhất thế giới siêu nhạy đối với ánh sáng hồng ngoại. Nhờ đó, khi được kết hợp với kính viễn vọng Blanco dài 13 feet (khoảng 3,96 m), các nhà khoa học có thể nghiên cứu nhiều vật thể khác nhau, từ các tiểu hành tinh cho đến hệ mặt trời.
Để hoàn thành được mẫu camera "khủng" này, các nhà nghiên cứu đã phải mất 8 năm. Vào ngày 12/9 năm nay, Dark Energy Camera đã chụp những tấm ảnh đầu tiên (xem tại đây).
Thanh Tùng

Đèn flash chụp liên tục 1.000 kiểu có mặt ở VN

Nissin Extreme MG8000 sử dụng ống đèn làm bằng thạch anh cho khả năng chịu nhiệt lên tới 1.700 độ C thay vì 600 độ C như thủy tinh thông thường. 


IMG-0235-jpg-1352688740_500x0.jpg
MG8000 có hai phiên bản dành cho máy Canon và Nikon.

Mẫu đèn flash cao cấp của Nissin được trưng bày tại triển lãm Photokina 2012 gây nhiều ngạc nhiên với khả năng chịu nhiệt cao và công suất hoạt động ổn định. Thiết bị này được giới thiệu có thể chụp liên tiếp tới 1.000 kiểu mà không bị quá nóng cũng như giữ nguyên số guide number trong suốt quá trình. Extreme MG8000 có hai phiên bản bao gồm một hỗ trợ trên hệ thống E-TTl/E-TTL II trên máy ảnh Canon và i-TTL trên máy ảnh Nikon. Sản phẩm có thể dùng kết hợp với đèn flash có sẵn trên máy ở cả hai chế độ Master hoặc Remote (Slave). 
Điểm đặc biệt nhất trên Extreme MG8000 là khả năng chịu nhiệt cao mà ít có loại đèn flash nào trên thế giới hiện nay có được. Thiết bị có hệ thống tấm thông gió tản nhiệt bằng hợp kim nhôm, thấu kính Fresnel có khả năng chịu nhiệt lên tới 700 độ C (nếu là nhựa thì chỉ có thể chịu tối đa là 100 độ C). Trong khi đó, ống đèn bên trong cũng được làm bằng thạch anh với khả năng chịu  nhiệt 1.700 độ C thay vì chỉ 600 độ C như thủy tinh thông thường. 
Sản phẩm có thể chụp liên tục 200 kiểu đầu tiên với thời gian hồi sau mỗi kiểu là 3 giây và sau đó giảm còn từ 5 đến 7 giây. Extreme MG8000 cũng sử dụng 4 pin tiểu gắn trong nhưng để đạt được công suất tối đa và giữ được số Guide Number trong suốt quá trình chụp, người dùng cần một bộ kích điện ngoại vi là PS300 bán kết hợp. Thiết bị này có dung lượng pin là 3.300 mAh và có thể sạc điện nhiều lần cũng như sử dụng cùng lúc cho hai thiết bị đèn khác nhau. Theo thử nghiệm nhanh thì ngay cả khi sử dụng bộ kích điện ngoại vi này, đèn flash vẫn cần được gắn cả pin thì mới có thể hoạt động. 
IMG-0270-jpg-1352688740_500x0.jpg
Bộ kích điện ngoại vi PS300 đi kèm giúp thiết bị chụp 1.000 kiểu liên tục.
MG8000 có số guide number 40-60 m ở ISO 100, màn hình hiển thị màu, đầu flash có thể nghiêng, khả năng điều khiển không dây, TTL cho Nikon và Canon và cổng kết nối ngoài. Thiết bị này có thể chuyển tốc độ xuống 1/128 giây hoặc zoom từ 24 – 105 mm. Nếu thời gian nạp 3 giây là không đủ nhanh, người dùng cũng có thể cắm điện trực tiếp để tăng nhanh hơn.
Nissin Extreme MG8000 có giá bán tại Việt Nam là 14,5 triệu đồng trong khi bộ kích điện đi kèm là PS300 có giá 7,8 triệu đồng. 

Bài và ảnh: Tuấn Hưng

Ống kính Canon 24-70 mm phiên bản II về Việt Nam

Canon EF 24-70mm F2.8 USM II có giá bán trên thị trường xách tay là 53,4 triệu đồng, cao hơn khá nhiều so với phiên bản "đời đầu" chỉ khoảng 28 triệu đồng. 


IMG-7991-jpg-1352452053_500x0.jpg
Canon EF 24-70mm F2.8 II USM.

Ống kính zoom tiêu chuẩn dành cho dòng máy full-frame của Canon được ra mắt ngay từ đầu năm nay nhưng phải tới tận cuối tháng 9 vừa qua mới bắt đầu bán ra tại thị trường Mỹ. Canon EF 24-70mm F2.8 phiên bản II nhỏ và nhẹ hơn so với phiên bản I nhưng có kết cấu chắc chắn hơn. Model này sử dụng kích lọc filter kích thước 82 mm.
Ống kính khi zoom vẫn "thò thụt" tương tự như phiên bản I nhưng ngắn hơn một chút. Vòng zoom có vẻ hơi nặng tay khi mới dù dùng thử hứa hẹn sẽ giúp thao tác chuẩn xác hơn. Thân ống có thêm một nút khóa riêng biệt để khóa chỉnh zoom khi đang chụp cũng như công tắc bật tắt tính năng bắt nét chỉnh tay. Một điểm khá đặc biệt là dù thuộc dòng ống kính L cao cấp nhưng Canon EF 24-70mm F2.8 USM II không có số code đi kèm như các phiên bản trước đây. 
Theo giới thiệu của Canon trước đó, phiên bản II này được thiết kế lại hoàn toàn hệ thống quang học với hai thấu kính có độ tán xạ thấp UD và một thấu kính phi cầu tán xạ siêu thấp nhằm giảm thiểu hiện tượng quang sai màu và làm mờ màu sắc cũng như cho độ sắc nét và độ tương phản cao. Mỗi thấu kính được sử dụng đều có lớp phủ Super Spectra nhằm giảm hiện tượng bóng mờ và "flare", giảm lượng bụi bẩn, chống bám vân tay ở phía trước và phía sau của ống kính. 
Canon EF 24-70mm F2.8 USM II có thể chụp ở khoảng cách gần tối thiểu là 0,38 mét, kết hợp cùng mô-tơ lấy nét siêu thanh USM và một chip xử lý nhằm nâng cao thuật toán lấy nét của máy. 
Canon EF 24-70mm F2.8 USM II hiện có giá bán tham khảo trên thị trường xách tay là 53,4 triệu đồng. 

Linh kiện của máy ảnh Nikon D700


1-jpg-1352367803-1352367909_500x0.jpg
Chiếc Nikon D700 sau khi đã tháo rời hoàn toàn.

Martin Kozák, một nhiếp ảnh gia người Czech, vừa "mổ bụng" Nikon D700 và chụp lại mọi linh kiện của máy. Trước đó, chiếc máy ảnh full-frame này cùng ống kính Nikkor 70–200 f/2.8 VR II đã bị chủ nhân là nhiếp ảnh gia Honza Martinec làm rơi xuống nước khi ông đang đứng ở bến tàu. Ông Honza đã nhặt ngay máy ảnh sau khi làm rơi, nhưng ngay cả khi đã tháo pin và làm khô máy, chiếc camera của ông dù lấy được nét nhưng không còn chụp ảnh được nữa và phần màn hình đã bị vỡ.
Sau khi gửi D700 đi "cấp cứu", vị chủ nhân đã được thông báo rằng để sửa chiếc máy ảnh của mình, ông phải bỏ ra số tiền còn lớn hơn cả mua một chiếc D700 mới tinh nên đã chuyển cho Martin Kozák để tháo rời tất cả. Kết quả là mẫu máy ảnh full-frame của Nikon đã bị tháo sạch linh kiện chỉ sau 1,5 tiếng.
Ảnh các linh kiện của Nikon D700:
Có gần 260 chiếc ốc vít được gắn trên máy ảnh Nikon D700.
Có gần 260 chiếc ốc vít được gắn trên máy ảnh Nikon D700.
Băng cáp sử dụng trong D700 với mã QR.
Băng cáp sử dụng trong D700 với mã QR.
4-jpg-1352366495-1352366630_500x0.jpg
Thanh thông tin trên viewfinder của máy.
5-jpg-1352366495-1352366631_500x0.jpg
Cảm biến lấy nét của Nikon D700.
6-jpg-1352366495-1352366631_500x0.jpg
Cảm biến full-frame 12,1 megapixel trên D700.
7-jpg-1352366495-1352366631_500x0.jpg
Màn trập.
Thanh Tùng
Ảnh: Petapixe

5 máy ảnh DSLR full-frame hấp dẫn mới ra mắt


Canon và Nikon bước vào cuộc đua máy full-frame giá rẻ với 6D và D600 trong khi Sony cũng đánh dấu sự trở lại của mình với "hàng khủng" A99. 
Gần một năm trở lại đây là quãng thời gian thị trường máy ảnh số ống kính rời sôi động  nhất ở phân khúc cao cấp. "Phát súng" đầu tiên của Canon là 1D X, tiếp sau đó là sự đáp trả của Nikon với D4, D800, D800E, D600 rồi Canon là 5D Mark III và 6D. Sony cũng không kém cạnh khi tung ra A99 sau nhiều năm không hiện diện ở phân khúc này. 
Dưới đây là danh sách 5 mẫu máy DSLR full-frame hấp dẫn nhất mới ra mắt trên thị trường:
d600-frontprof-cnet-jpg-1348735762_480x0
Nikon D600
D600 không phải là mẫu full-frame tốt nhất trên thị trường nhưng lại đánh dấu mốc lớn khi là chiếc máy ảnh đầu tiên sở hữu cảm biến này có giá tốt chỉ 2.100 USD. Mẫu máy ảnh cảm biến khung hình đầy đủ rẻ nhất trong lịch sử khi ra mắt này sẽ biến ước mơ của nhiều người chơi và đam mê nhiếp ảnh trở thành hiện thực.
D600 sở hữu cảm biến CMOS full-frame kích thước 35,9 x 24 mm độ phân giải 24,3 megapixel, chip xử lý hình ảnh Expeed 3, ISO hỗ trợ từ 100 đến 6.400 và mở rộng ra hai mức là 50 và 25.600. Máy sở hữu hệ thống lấy nét 39 điểm (trong đó có 9 điểm cross-type), tốc độ màn trập tối đa 1/4000 giây và tối thiểu 30 giây, bù trừ sáng 5 bước (thay đổi tối thiểu 1/2 hoặc 1/3EV mỗi lần). D600 có đèn flash gắn kèm với khoảng đánh xa 12 mét ở ISO 100 và tốc độ đồng bộ Flash X là 1/200 giây.
sc001-jpg-1348735611-1348735762_480x0.jp
Canon EOS 6D.
6D là câu trả lời rõ ràng nhất của Canon cho đối thủ lớn Nikon với mẫu D600. Ở cùng một mức giá, sản phẩm này cũng sở hữu cảm biến full-frame nhưng độ phân giải thấp hơn một chút là 20,2 megapixel. Tuy nhiên, máy có trọng lượng nhẹ chỉ 680 gram, nhiều tính năng tích hợp thú vị khác là GPS và Wi-Fi. Kết nối không dây trên máy giúp sản phẩm này có thể truyền ảnh trực tiếp đến các thiết bị di động cũng như điều khiển từ xa dễ dàng. 
sony-a99-body-jpg-1347506012-480x0-jpg-1
Sony Alpha SLT-A99.
Sự trở lại của Sony khá ấn tượng với model A99 tích hợp nhiều công nghệ mới. Ngoài cảm biến CMOS Exmor độ phân giải 24,3 Megapixel cùng chip xử lý Bionz mới, model này còn có độ bền màn trập lên tới 200.000 lần. Ngoài ra, A99 còn sở hữu hệ thống lấy nét tới 102 điểm, kính ngắm OLED điện tử độ phân giải siêu cao và tốc độ chụp liên tiếp là 10 khung hình mỗi giây. 
A99 là model đầu tiên của dòng Alpha sử dụng công nghệ lấy nét kép theo pha hoàn toàn mới. Cảm biến bên trong máy là CMOS Exmor kích thước full-frame 24 x 36 mm độ phân giải 24,2 megapixel. Máy có tốc độ chụp 10 khung hình mỗi giây hoặc 6 với chế độ lấy nét liên tục.
Canon EOS 5D Mark III
1000036970-5d-480x0-jpg-1348735762_480x0
Canon EOS 5D Mark III.
5D Mark III là bản kế thừa của model "huyền thoại" từ Canon, 5D Mark II. Sản phẩm này được đánh giá cho chất lượng hình ảnh và video "tuyệt vời" ở ISO cao. Báng cầm máy tiện dụng cho người dùng với một tay, lớp vỏ và chất lượng máy rất tốt, chắc chắn. Tuy nhiên, 5D Mark III lại hơi thua thiệt so với D800 ở độ phân giải cảm biến và giá bán đắt hơn so với đối thủ. 
5D Mark III trang bị cảm biến CMOS full-frame kích thước 36 x 24 mm, chip xử lý hình ảnh Digic 5+, độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 25.600 với các mức mở rộng là 50, 51.200 và 102.400. Khi quay video chuẩn Full HD, ISO của máy đạt ở mức 100 đến 12.800 và mở rộng ở mức 25.600. Tốc độ chụp liên tiếp của máy là 6 khung hình mỗi giây.
1002263961-Nikon-75-480x0-jpg-1348735762
Nikon D800.
D800 của Nikon gây ấn tượng khi ra mắt với cảm biến full-frame độ phân giải lên tới 36 Megapixel. Dù vậy, chất lượng hình ảnh của máy cũng như khả năng quay video ở ISO vẫn rất tốt. Nhờ cảm biến độ phân giải cao, model này có lợi thế rõ rệt so với các đối thủ cùng tầm. 
Cảm biến CMOS của máy có kích thước 35,9 x 24 mm độ phân giải 36,3 Megapixel (chụp ảnh RAW với độ phân giải đầy đủ hoặc 15,4 Megapixel với định dạng DX) cùng chip xử lý hình ảnh Expeed 3. Do sử dụng độ phân giải cao nên ISO hỗ trợ tối đa của D800 dừng lại ở mức 25.600 và tối thiểu là 50 (các bước bù trừ sáng là 1/2 và 1/3 EV).

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Kiến thức về kính lọc ánh sáng


Ống kính lọc ánh sáng (Camera lens filter) có thể cải thiện chất lượng bức ảnh của bạn. Nhưng loại ống kính nào bạn cần cho máy ảnh kỹ thuật số và khi nào thì sử dụng chúng?. Sau đây là những hướng dẫn cách sử dụng ống kính lọc ánh sáng.



Ống kính lọc ánh sáng là một thiết bị rẻ tiền nhưng có hiệu quả làm tăng chất lượng của bức ảnh, nhưng nó có thể làm hỏng bức ảnh đối với những người mới chụp.

Camera filter nào nên mua?

Trở lại với những ngày chụp bằng film, camera filter là cực kỳ cần thiết để tạo ra các loại hiệu ứng. Mặc dù ngày hôm nay, chúng ta đã có photoshop nhưng với sự tiện lợi của camera filter, nó vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong thời đại kỹ thuật số hôm nay. Có 4 loại filter cơ bản mà bạn cần đó là: một kính lọc phân cực hình tròn (Circular Polariser), một kính lọc ND ( Neutral Density), ống kính GND (Graduated Neutral Density) và một ống kính Skylight để bảo vệ.

Kính lọc phân cực (Polarising Filter) là gì?

Polarising filter có 2 tác dụng chính: thứ nhất là: phụ thuộc vào góc của mặt trời tới filter của bạn, nó có thể được sử dụng để tăng cường và thêm vào độ tương phản khi trời có mây. Nó cũng có thể giảm sự phản chiếu của mặt kính, nước hoặc các tán lá. Thứ hai là nó sẽ giảm tổng số ánh sáng đi vào bộ cảm biến máy ảnh, vì vậy nó rất có ích nếu bạn muốn chụp những bức ảnh có độ phơi sáng dài với điều kiện ánh sáng nhiều. Polarisingfilter rất là đắt tiền nhưng nó là một công cụ không thể thiếu đối với những người yêu chụp ảnh phong cảnh.

Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng kính lọc Polarizers, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng kính lọc này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Kính lọc Polarizer sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface).


Trước và sau khi dùng Polarising Filter

Trong dòng Polarising Filter có 2 loại kính lọc cơ bản là:Linear Polarizer Filter và Circular Polarizer Filter.

Linear Polarizer Filter
Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.

Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu 'cut off' nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter (nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF).






Circular Polarizer Filter:
Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 thành phần, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.



Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter

Kính lọc GND (Graduated Neutral Density) là gì?

Kính lọc GND được sử dụng để chụp phong cảnh khi có ánh sáng nhiều, khi mà ánh sáng mặt trời gay gắt trong khi đó mặt đất lại có nhiều bóng râm. Kính lọc GND có màu xám tại nữa trên và màu trắng ở nữa bên dưới, vì vậy nó có thể làm dịu ánh sáng từ phía mặt trời mà không làm tối cảnh dưới đất.
Khi mua kính lọc GND bạn nên chọn kính hình chữ nhật hoặc hình vuông hơn là ống kính hình tròn, bởi vì bạn sẽ dễ dàng xê dịch kính lọc GND lên hoặc xuống cho phù hợp với đường chân trời trong khung cảnh.Bạn có thể lựa chọn nhiều kính lọc GND với độ lọc ánh sáng mạnh yếu khác nhau như GND 2, GND 4, GND 8.
Để xác định kính lọc GND nào phù hợp thì trước khi lắp kính, bạn hãy để máy ảnh đọc ánh sáng từ tiền cảnh và bầu trời một cách riêng biệt, xem có bao nhiêu khẩu khác nhau giữa 2 cái đó rồi chọn kính lọc với độ mạnh phù hợp.



Ngoài các kính lọc GND có công dụng chuyển độ xám, các hãng sản xuất filter còn đưa ra rất nhiều loại Graduated filter cản ánh sáng của màu MIRED  và làm gia tăng độ bảo hoà màu (saturation enhacing) của các màu ghi trên filter. Nó thật sự hữu ích để sáng tác ảnh với tông màu và độ chuyển màu hết sức thú vị.




Kính lọc ND (Neutral Density filter) là gì?

Trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta có thể tăng ISO (độ nhạy sáng) của máy ảnh để cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn cho ra bức ảnh rõ nét. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu điều kiện ánh sáng cao và bạn muốn sử dụng tốc độ màn trập chậm để cho ra hiệu ứng mờ, hoặc bạn muốn dùng khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh và làm mờ hậu cảnh mà không bị hiện tượng quá sáng trong bức ảnh? Hãy dùng kính lọc ND!

Kính lọc ND được tráng một lớp phim màu xám trung tính ( Neutral ) tuỳ theo mức độ đậm đặc ( Density ) mà nó làm thay đổi sắc tố đối với tất cả các loại màu với tất cả các bước sóng ánh sáng của sắc màu đó. Nói đơn giản hơn, tất cả màu trong khung ảnh đã được hòa trộn với thang độ màu xám để ra màu mới và độ bảo hoà màu chung ( master ) cũng thay đổi.

Kính lọc ND rất được phổ biến trong những năm gần đây, tác dụng chính của kính lọc ND là cản quangdẫn tới gia tăng thời lượng phơi sáng mà vẫn giữ nguyên độ mở của ống kính. Để biết được khẩu thay đổi như thế nào , trên các kính lọc loại này có những số chỉ dẩn . thí dụ như x2 , x4 ,x8 . Các số này được tính bằng X=2 luỹ thừa f-stops , X được ghi trên filter ví dụ B+W ND Filter 8x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 3 stops ( 2 luỹ thừa 3 = 8 ) hoặc B+W ND Filter 64x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 6 stops ( 2 luỹ thừa 6 = 64 ): ta có bảng sau:



Một kính lọc ND10-stop khi kết hợp với khẩu độ nhỏ và ISO thấp cho phép bạn đạt được thơi gian phơi sáng trong một vài phút, thậm chí là vào buổi trưa. Kính lọc ND có mức độ cao như thế thì rất hoàn hảo cho việc chụp ảnh nước chảy, nước sẽ mượt như gương, hoặc chụp ảnh kiến trúc với hiệu ứng mờ với sự di chuyển của con người.


Kính lọc ND phù hợp với những bức ảnh chụp phong cảnh có độ phơi sáng dài

Kính lọc Skylight là gì?

 Kính UV ,Haze và skylight đều có tác dụng lọc các tia cực tím có thể gây ra tình trạng lớp mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa. Nó thường được kết hợp với ống kính máy ảnh khi chụp ngoài trời, đặc biệt là nơi có bóng râm dưới một bầu trời đầy nắng.Tuy nhiên, với khả năng tự động hoặc bằng tay của việc điều chỉnh white balance trong máy ảnh kỹ thuật số, thì việc này không phải là một vấn đề. Vì vậy, kính UV và skylight có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ống kính máy ảnh.


Khi làm việc gần bờ biển, sử dụng kính UV hoặc Skylight để ngăn chặn hơi nước muối.

Kính lọc skylight thường là 1 kính lọc UV có màu hồng nhạt, dùng để thêm chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, kính lọc skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với kính UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng thêm chút màu sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. Kính lọc 1B cho màu ấm hơn so với 1A.
Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là kính lọc UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).
Không nên dùng kính lọc UV khi bạn muốn chụp bức ảnh với độ phơi sáng dài lúc ban đêm. Bởi vì nó có thể sẽ tạo ra hình ảnh kỳ quặc của ánh sáng từ đèn điện hoặc mặt trăng

Kính lọc bằng thủy tinh tốt hơn bằng nhựa?

Câu trả lời là không hẳn như vậy. Nhựa dẻo thường được sử dụng để làm kính lọc GND bởi vì nó bền, nhẹ và cung cấp hiệu suất quang học tốt. Các nhà sản xuất chỉ làm kính lọc bằng thủy tinh cho những hiệu ứng đặc biệt.



Khi nào nên sử dụng kính lọc hồng ngoại (infrared filter)?

Kính lọc hồng ngoại này chặn tất cả ánh sáng có thể nhìn thấy được, nó chỉ cho phép tia hồng ngoài đi vào ống kính đến bộ cảm biến của bạn. Nó mở ra một thế giới sáng tạo với các tông màu khác thường, những màu sắc mãnh liệt và quyến rũ, tuy nhiên các máy ảnh khác nhau cũng có bộ cảm biến tương thích với các tia hồng ngoại khác nhau. Có một số lưu ý khi dùng kính lọc hồng ngoại, đó là kính lọc hồng ngoại chăn những ánh sáng có thể nhìn thấy được ở gần đó, nghĩa là bạn không thể thấy bất cứ thứ gì qua ống ngắm, vì vậy hãy bỏ nó ra để lấy nét và soạn bố cục cho bức ảnh trước khi lắp vào. Sử dụng kính lọc hồng ngoại cũng có nghĩa bạn sẽ cần thời gian phơi sáng dài, sử dụng tripod là việc cần thiết.


Nên soạn và lấy nét trước khi gắn kính lọc hồng ngoại

Dịch từ Photoradar và lấy một ít tư liệu từ bác Phan-Ho (kythuatvien.com)

Cải thiện kỹ năng lấy nét trong việc chụp ảnh phong cảnh


Việc lựa chọn độ mở ống kính chính xác nhất, lấy nét và độ sâu trường ảnh trong việc chụp phong cảnh cũng gây ra nhiều bối rối.



Không có hướng đi nào đúng hay sai trong việc chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên các kỹ thuật khác nhau thì dẫn đến các kết quả cũng sẽ khác nhau. Lấy nét vào hậu cảnh sẽ làm mắt của người xem dời đi khỏi tiền cảnh, trong khi đó chọn một tiêu điểm trong tiền cảnh sẽ làm cho họ không chú ý bất cứ nơi nào khác trong bức ảnh. Dưới đây là một vài cái tip để chỉ cho bạn một vài điểm đơn giản, có thể giúp bạn chụp những bức ảnh đầy ngạc nhiên ở mọi lúc mọi nơi.

Tiền cảnh và hậu cảnh:
Đừng chỉ hướng vào một điểm bất kỳ và bấm máy, hãy nghĩ rằng nơi nào mà bạn muốn lấy nét. Điều này có một ảnh hưởng rất lớn trong các bức ảnh phong cảnh của bạn bởi vì nó xác định rằng người xem sẽ lập tức nhìn vào đâu, và có thể bị cuốn hút vào đâu trong bức ảnh của bạn.
Khi lấy nét vào hậu cảnh, bức ảnh sẽ lôi cuốn người xem trong việc nhấn mạnh chiều sâu trong bố cục của bức ảnh. Còn lấy nét vào tiền cảnh sẽ làm cho người xem không chú ý vào bất kỳ nơi nào xa hơn.

Lấy nét tiền cảnh:


Lấy nét hậu cảnh:



Lựa chọn khẩu độ:
Khi chụpmột cảnh lớn và bao quát, việc lựa chọn khẩu độ sẽ xác định có bao nhiêu quang cảnh xuất hiện từ trước mặt đến phía sau, điểm mà bạn lấy nét.
Kiểm soát chiều sâu trường ảnh bằng cách chọn chế độ Av trên máy ảnh.
Một khẩu độ rộng ( như f/4) sẽ có chiều sâu trường ảnh rất thấp, vì vậy sẽ có rất ít khung cảnh ở phía trước hoặc phía sau chủ để được sắc nét.
Một khẩu độ nhỏ hơn ( như f/16) sẽ cho một độ sâu trường ảnh cao hơn, vì vậy khung cảnh phía trước và phía sau chủ đề của bức ảnh sẽ rõ nét hơn.

Chụp tại f/4


Ngay cả khi bạn lấy nét vào chiều sâu của bức ảnh thay vì lấy nét ở tiền cảnh, thì khẩu độ vẫn sẽ ảnh hưởng đến độ nét trong bức ảnh. Hãy xem bức ảnh phía trên trên và bên dưới. Chụp tại f/4 và không lấy nét tại tiền cảnh, tuy trông có vẻ nét vẫn không rõ khi chụp tại f/16.

Chụp tại f/8


Chụp tại f/16:


Chia khung cảnh thành từng khu vực sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của tiền cảnh, chính giữa và hậu cảnh trong bức ảnh.

Lựa chọn ống kính phù hợp và độ dài tiêu cự:
Không có ống kính đúng hay sai cho các bức ảnh phong cảnh, tuy nhiên các ống kính khác nhau sẽ cho phép bạn tạo ra một vài bức ảnh khác nhau. Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh thực sự đẹp thì cũng cần một vài ống kính nhất định.
Một ống kính Ultra-wide, như 10-22mm là một sự lựa chọn tuyệt vời khi chụp quang cảnh rộng. Góc nhìn khi sử dụng ống kính này còn rộng hơn so với mắt con người, vì bạn có thể thêm vào nhiêu chi tiết trong bức ảnh của bạn. Khi sử dụng ống kính có góc nhìn rộng, hãy hạ ống kính thấp xuống và tìm các yếu tố gây ấn tượng để bạn có thể thêm vào trong tiền cảnh của mình.
Nếu bạn không có ống kính có góc nhìn rộng mà vẫn muốn chụp một bức ảnh có khung cảnh rộng và ấn tượng, hãy chụp 2 bức ảnh với độ zoom tiêu chuẩn, sau đó nối chúng lại với nhau theo phong cách Panorama bằng cách sử dụng phần mềm như Photoshop Elements.
Một ống kính tiêu chuẩn, như là 18-55mm là một ống kính cũng khá tuyệt vời cho việc chụp ảnh mỗi ngày. Nó sẽ cho phép bạn bao quát hầu hết các trường hợp và phạm vi của nó đi từ tương đối cho đến chụp từ xa. Các máy ảnh như Canon EOS 40D và 400D mà không có thiết bị cảm biến full-frame thì một tỷ lệ 18-55mm sẽ hoạt động giống như 29mm đến 88mm.



Để chọn ra một khu vực cụ thể trong phong cảnh hoặc để cô lập các yếu tố của khung cảnh ở phía xa, thì một ống kính Tele như 55-250mm là lý tưởng. Các ống kính với độ tiêu cự dài thì thường có xu hướng là lớn và nặng, vì vậy bạn có thể sẽ phải cần một tripod để giữ máy ảnh ổn định.




Dịch từ Photoradar.com

LIGHTSCOOP - Thiết bị mới cho máy ảnh


Lightscoop là một thiết bị cần thiết cho công việc chụp ảnh của bạn.



Không thể phủ nhận rằng các thiết bị của máy ảnh rất là đắt tiền. Đối với những người đã và đang sử dụng máy ảnh DSLR thì một TTL flash là một trong những thiết bị cần thiết. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có gắn liền đèn flash và nó hoạt động tương đối tốt trong hầu hết các trường hợp. Nhưng nếu bạn muốn có một chùm ánh sáng đều và nhẹ nhàng mà bạn chỉ có duy nhất một đèn flash của máy của máy bạn mà thôi? Trong trường hợp này người ta thường dùng TTL flash nhưng giá của nó có thể đắt ngang ngửa với thân máy của bạn. Vì thế, lightscoop được thiết kế để khắc phục các vấn đề trên.

Cách hoạt động:


Lightscoop là một sản phẩm công nghệ thấp nhưng thông minh. Nó tạo ra các chùm ánh sáng mềm mại bằng cách chuyển hướng đèn flash tới trần nhà hoặc tường.
Về cơ bản, lightscoop là một tiện ích bằng nhựa gắn lên hotshoe của máy ảnh. Chức năng chính của nó là chuyển hướng ánh sáng của đèn flash thông qua tấm gương đặt trước đèn flash. Khi đèn flash mở , ánh sáng sẽ đập vào tấm gương, tấm gương sẽ tỏa ra chùm sáng đều và phản xạ lên trần nhà, sau đó lại phản xạ xuống chủ đề của bạn. Mục đích của nó là giúp bạn có một chùm ánh sáng nhẹ nhàng mà không cần phải mua những đèn flash chuyên dụng.
Coi hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách hoạt động:



Gắn Lightscoop lên máy ảnh của bạn khá là đơn giản, chỉ cần cài nó lên hotshoe của máy ảnh và sau đó mở đèn flash lên. Để có chùm ánh sáng đẹp thì khoảng cách từ lightscoop đến trần nhà phải là 2.5m là lý tưởng. Trần nhà cao hơn khoảng cách đó thì ánh sáng phản xạ từ lightscoop sẽ mờ đi rất nhiều.
Để có những bức ảnh đẹp, các chuyên gia khuyên bạn nên để ISO khoảng 800 hoặc cao hơn, để chế độ phơi sáng bằng tay và sử dụng khẩu rộng rộng nhất mà ống kính bạn cho phép.
Cuối cùng thì lightscoop có giá khoảng 30$, các bạn có thể đặt hàng trên những trang web nước ngoài chuyên về thiết bị máy ảnh, hoặc liên hệ với những cửa hàng bán thiết bị máy ảnh gần nhất.
Tóm lại:
Ưu điểm: Rẻ hơn các TTL flash chuyên dụng, cho ánh sáng nhẹ nhàng và hoạt động tốt trong một phạm vi nhất định
Nhược điểm: Yêu cầu ISO cao, không hiệu quả với những máy có đèn flash yếu, không dùng được theo chiều dọc.

Theo Photo.net