Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Cải thiện kỹ năng lấy nét trong việc chụp ảnh phong cảnh


Việc lựa chọn độ mở ống kính chính xác nhất, lấy nét và độ sâu trường ảnh trong việc chụp phong cảnh cũng gây ra nhiều bối rối.



Không có hướng đi nào đúng hay sai trong việc chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên các kỹ thuật khác nhau thì dẫn đến các kết quả cũng sẽ khác nhau. Lấy nét vào hậu cảnh sẽ làm mắt của người xem dời đi khỏi tiền cảnh, trong khi đó chọn một tiêu điểm trong tiền cảnh sẽ làm cho họ không chú ý bất cứ nơi nào khác trong bức ảnh. Dưới đây là một vài cái tip để chỉ cho bạn một vài điểm đơn giản, có thể giúp bạn chụp những bức ảnh đầy ngạc nhiên ở mọi lúc mọi nơi.

Tiền cảnh và hậu cảnh:
Đừng chỉ hướng vào một điểm bất kỳ và bấm máy, hãy nghĩ rằng nơi nào mà bạn muốn lấy nét. Điều này có một ảnh hưởng rất lớn trong các bức ảnh phong cảnh của bạn bởi vì nó xác định rằng người xem sẽ lập tức nhìn vào đâu, và có thể bị cuốn hút vào đâu trong bức ảnh của bạn.
Khi lấy nét vào hậu cảnh, bức ảnh sẽ lôi cuốn người xem trong việc nhấn mạnh chiều sâu trong bố cục của bức ảnh. Còn lấy nét vào tiền cảnh sẽ làm cho người xem không chú ý vào bất kỳ nơi nào xa hơn.

Lấy nét tiền cảnh:


Lấy nét hậu cảnh:



Lựa chọn khẩu độ:
Khi chụpmột cảnh lớn và bao quát, việc lựa chọn khẩu độ sẽ xác định có bao nhiêu quang cảnh xuất hiện từ trước mặt đến phía sau, điểm mà bạn lấy nét.
Kiểm soát chiều sâu trường ảnh bằng cách chọn chế độ Av trên máy ảnh.
Một khẩu độ rộng ( như f/4) sẽ có chiều sâu trường ảnh rất thấp, vì vậy sẽ có rất ít khung cảnh ở phía trước hoặc phía sau chủ để được sắc nét.
Một khẩu độ nhỏ hơn ( như f/16) sẽ cho một độ sâu trường ảnh cao hơn, vì vậy khung cảnh phía trước và phía sau chủ đề của bức ảnh sẽ rõ nét hơn.

Chụp tại f/4


Ngay cả khi bạn lấy nét vào chiều sâu của bức ảnh thay vì lấy nét ở tiền cảnh, thì khẩu độ vẫn sẽ ảnh hưởng đến độ nét trong bức ảnh. Hãy xem bức ảnh phía trên trên và bên dưới. Chụp tại f/4 và không lấy nét tại tiền cảnh, tuy trông có vẻ nét vẫn không rõ khi chụp tại f/16.

Chụp tại f/8


Chụp tại f/16:


Chia khung cảnh thành từng khu vực sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của tiền cảnh, chính giữa và hậu cảnh trong bức ảnh.

Lựa chọn ống kính phù hợp và độ dài tiêu cự:
Không có ống kính đúng hay sai cho các bức ảnh phong cảnh, tuy nhiên các ống kính khác nhau sẽ cho phép bạn tạo ra một vài bức ảnh khác nhau. Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh thực sự đẹp thì cũng cần một vài ống kính nhất định.
Một ống kính Ultra-wide, như 10-22mm là một sự lựa chọn tuyệt vời khi chụp quang cảnh rộng. Góc nhìn khi sử dụng ống kính này còn rộng hơn so với mắt con người, vì bạn có thể thêm vào nhiêu chi tiết trong bức ảnh của bạn. Khi sử dụng ống kính có góc nhìn rộng, hãy hạ ống kính thấp xuống và tìm các yếu tố gây ấn tượng để bạn có thể thêm vào trong tiền cảnh của mình.
Nếu bạn không có ống kính có góc nhìn rộng mà vẫn muốn chụp một bức ảnh có khung cảnh rộng và ấn tượng, hãy chụp 2 bức ảnh với độ zoom tiêu chuẩn, sau đó nối chúng lại với nhau theo phong cách Panorama bằng cách sử dụng phần mềm như Photoshop Elements.
Một ống kính tiêu chuẩn, như là 18-55mm là một ống kính cũng khá tuyệt vời cho việc chụp ảnh mỗi ngày. Nó sẽ cho phép bạn bao quát hầu hết các trường hợp và phạm vi của nó đi từ tương đối cho đến chụp từ xa. Các máy ảnh như Canon EOS 40D và 400D mà không có thiết bị cảm biến full-frame thì một tỷ lệ 18-55mm sẽ hoạt động giống như 29mm đến 88mm.



Để chọn ra một khu vực cụ thể trong phong cảnh hoặc để cô lập các yếu tố của khung cảnh ở phía xa, thì một ống kính Tele như 55-250mm là lý tưởng. Các ống kính với độ tiêu cự dài thì thường có xu hướng là lớn và nặng, vì vậy bạn có thể sẽ phải cần một tripod để giữ máy ảnh ổn định.




Dịch từ Photoradar.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

anh.htt@gmail.com