Ngày nay, việc thực hiện một bộ phim đã không còn quá khó. Với sự phát
triển không ngừng của khoa học công nghệ, cùng sự sáng tạo của các
chuyên gia, các Nhà làm Phim đã đưa Điện Ảnh tới gần hơn với công chúng,
mở một lối đi rộng hơn cho những người yêu thích bộ môn Nghệ thuật thứ
Bảy. Người ta dễ dàng có thể tự cầm Camera, dàn dựng và quay 1 bộ Phim
của riêng mình. Trong số đó có một số không nhỏ các Tác phẩm chỉ đảm bảo
về mặt Kỹ thuật. Và tất nhiên Điện ảnh không chỉ dừng lại ở đó. Một Tác
phẩm Điện ảnh thật sự còn đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu biết thêm về
mặt Nghệ thuật nữa. Đây là điều rất cần thiết, đặc biệt là với những
người mới bước chân vào làm Điện Ảnh.
Điện Ảnh – Người con sinh sau đẻ muộn
Để minh chứng cho điều này, chúng ta hãy cùng quay lại khoảng thời gian
cuối thế kỷ 19. Khi đứa con kế tiếp của dòng họ "Nghệ Thuật" mang tên
Điện ảnh ra đời. Dòng họ này ngày đó gồm bảy thành viên: trong đó Hội
Họa và Âm Nhạc là hai anh cả, tiếp đến là Vũ kịch (Khiêu vũ - Sân khấu),
Kiến trúc, Điêu khắc, và cuối cùng là em út - Điện Ảnh. Có lẽ nhờ sinh
sau đẻ muộn, nên Điện Ảnh đã được thừa hưởng đầy đủ những yếu tố của các
bậc "anh chị” của mình. Người ta luôn có thể thấy được đâu đó trong
Điện ảnh luôn có bóng dáng của người anh Hội Họa, Vũ kịch, hoặc là Điêu
Khắc…
Hơn thế nữa, Điện ảnh luôn ý thức được ai đã sinh ra mình – đó không có
gì khác, chính là loài người. Bởi nó được thai nghén và sinh ra bằng trí
tưởng tượng phong phú, phát triển bằng óc sáng tạo không ngừng nghỉ của
"cha mẹ đẻ", như một lẽ đương nhiên, Điện Ảnh sinh ra cũng là để thực
hiện một nhiệm vụ - đó là phục vụ cho “cha mẹ” của mình, cho loài người.
Vậy Điện ảnh phục vụ con người dựa trên yếu tố gì?
Câu hỏi tưởng chừng như là lớn đó lại được lý giải bằng những điều rất giản đơn.
Nguyên tắc 180° - Đừng vượt qua ranh giới
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là Thị Giác. Khi
thưởng thức một tác phẩm Điện ảnh, những thứ mà con người nhìn thấy trên
màn ảnh sẽ đưa vào bộ não, não bộ phân tích sau đó được phản hồi lại
bằng Cảm Giác. Nếu như Thị Giác tiếp nhận thông tin sai thì ngay lập tức
Cảm giác cũng sẽ bị sai theo.
Câu hỏi đặt ra là: Các Nhà làm Phim phải làm sao để gửi đến khán giả
những cảm xúc tuyệt vời một cách mềm mại và xuyên suốt trong quá trình
của câu chuyện phim mà không hề khiến khán giả bị phân tâm vì những
thông tin sai lệch đó?"
Câu trả lời là: Các Nhà làm Phim phải hiểu được các Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người".
Và trong Điện ảnh có một "Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người" rất
quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất đối với các Nhà làm
Phim - Nguyên tắc 180°(180° Rule)
Chúng hãy thử tượng 1 cảnh Phim có 2 Nhân vật đối diện nhau:
Từ các nhân vật ta có thể nối được các trục giữa gọi là Trục liên kết.
Nguyên tắc 180°: Nguyên tắc luôn đặt máy quay về một phía của Trục liên kết giữa các Nhân vật.
Sơ đồ 1
Sơ đồ này cho ta thấy trục liên kết giữa hai nhân vật và các vị trí trên
Vòng cung 180° màu Xanh, mà máy quay có thể đặt để quay. Khi cắt cảnh
chuyển sang các vị trí trên vòng cung 180° màu Đỏ, các Nhân vật ngay lập
tức chuyển đổi vị trí trên màn hình.
Và cứ thế liên tiếp các Shot liền kề nhau sẽ khiến khán giả không còn ý
thức về không gian của bối cảnh, mối liên hệ giữa các Nhân vật, hướng
chuyển động và hướng nhìn của Nhân vật trong bối cảnh.
Xác định rõ vị trí của Nhân vật và Bối cảnh của cảnh Phim
Hướng của Nhân vật được bảo toàn
Hướng của Nhân vật được bảo toàn
Tác dụng của Nguyên tắc 180°
Những dẫn chứng minh họa ở trên đã giúp ta nhận thức được rằng phải tuân
thủ Nguyên tắc 180° như thế nào. Vậy, Nguyên tắc đó có tác dụng gì,
nhằm mục đích gì và tại sao phải phải tuân theo nó? Chúng ta hãy cùng
xem xét điều đó.
1. Đảm bảo việc tạo ra cho khán giả khái niệm đúng về không gian và những gì đang diễn ra trong bối cảnh của Phim.
Nguyên tắc 180° đảm bảo sự nhất quán về vị trí tương đối trong khung
hình, đảm bảo hướng nhìn, đảm bảo hành động nhất quán. Phương pháp này
vạch ra không gian rõ ràng vì thế người xem luôn biết các nhân vật ở đâu
trong mối tương quan giữa người này với người khác và dựng cảnh, đặc
biệt là trong mối tương quan với hành động của câu chuyện. Chính vì thế,
nguyên tắc nối tiếp không gian mang lại dòng chảy êm thuận giữa các
cảnh quay trong toàn bộ phim.
2. Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của các Nhân vật cùng xuất hiện trong bối cảnh đó.
Nguyên tắc 180° được duy trì đảm bảo hướng nhìn của nhân vật luôn nhất quán.
Chẳng hạn, khung hình 1 thể hiện hai nhân vật A và B đang nói chuyện với
nhau. Khuôn hình 2 thể hiện hướng nhìn của A từ trái sang phải và khuôn
hình 3 thể hiện hướng nhìn của nhân vật B từ phải sang trái. Nếu khuôn
hình 3 thể hiện hướng nhìn của nhân vật B cùng chiều với nhân vật A, tức
là từ trái sang phải thì sẽ làm cho hướng nhìn của nhân vật không nhất
quán, tức vi phạm Nguyên tắc 180°.
Khuôn hình thể hiện hướng nhìn của 2 Nhân vật: 1 Nam và 1 Nữ
Đặt máy ở 2 phía của Trục liên kết
Nhân vật Nam nhìn về phía phải của khuôn hình
Nhân vật Nũ cũng nhìn về phía phải của khuôn hình
Hay trong Các cú máy được gọi là các Cú máy đảo góc (Reverse angle shots)
Đặt máy ở 2 phía của Trục liên kết
Nhân vật Nam nhìn về phía Trái của khuôn hình
Nhân vật Nữ cũng nhìn về phía Trái của khuôn hình
Và sau suốt quá trình dài của Cảnh Phim, việc vi phạm Nguyên tắc 180°
khiến cho khán giả hình thành một ý thức lẫn lộn sự tương quan giữa các
Nhân vật và dẫn tới họ bị nhầm lẫn cả về không gian, nơi diễn ra câu
chuyện Phim.
3. Đảm bảo việc để khán giả có thể nhận thức đúng được hướng chuyển động của các đối tượng trong cảnh Phim.
Cần chú ý đến hướng chuyển động của đối tượng chính trong khuôn hình,
tránh để khán giả hiểu sai về hướng chuyển động, sẽ dẫn đến việc sai cảm
nhận về không gian.
Nguyên tắc 180°, được sử dụng nhằm duy trì sự nhất quán trong hướng hành
động của nhân vật. Chẳng hạn khuôn hình 1, nhân vật A đi từ trái sang
phải. Hướng chuyển động của nhân vật từ trái sang phải làm thành trục
hành động. Khuôn hình 2, nhân vật A vẫn phải đi theo hướng từ trái sang
phải, tức duy trì hướng hành động của nhân vật. Nhưng khi một cảnh quay
vượt qua trục đó, tức một cảnh quay từ phía bên kia làm cho nhân vật A
trong khuôn hình 2 thay vì đi từ trái sang phải lại đi từ phải sang
trái. Một cắt dựng không đảm bảo sự nhất quán trong hành động như vậy đã
vi phạm Nguyên tắc 180°.
Đặt máy quay lật qua bên kia của trục liên kết
Và kết quả cuối cùng là đưa cho Khán giả 1 nhận thúc sai về hướng chuyển động của Nhân vật
Nguyên tắc cuối cùng – Phá vỡ Nguyên tắc
Nguyên tắc 180° là một yếu tố thiết yếu của một phong cách Quay và dựng
phim liên tục. Quy tắc này không phải lúc nào cũng cần phải tuân theo,
chúng ta có thể hoàn toàn phá vỡ nó khi thật sự hiểu sâu về nó.
Đôi khi một nhà làm Phim trên thế giới cố tình phá vỡ đường dây của hành
động để tạo ra 1 góc nhìn, 1 cảm giác thú vị mới, hay tạo sự mất phương
hướng. Và một trong những người đi tiên phong đó là Stanley Kubrick -
Một đạo diễn Điện ảnh Mỹ qua Bộ Phim The Shining (Cảnh trong phòng Tắm).
Ngoài ra, có thể kể tên 1 số Đạo diễn khác mà đôi khi cũng bỏ qua quy
tắc này như: Anh em nhà Wachowski - Mỹ, Đạo diễn Yasujiro Ozu - Nhật
Bản, Tinto Brass – Ý, Vương Gia Vệ - Hồng Kông, Jacques Tati – Pháp và
Lars von Trier – Đan Mạch … Và tất nhiên đấy là câu chuyện của các Đạo
diễn lớn trên thế giới, sau quá trình dài làm việc, họ luôn ý thức rất
rõ về các Nguyên tắc trong Điện Ảnh. Nghệ thuật không cho phép sự nhàm
chán, lặp đi lặp lại, chính vì lẽ đó họ phải tìm cách phá nó, và đưa ra
những cảm giác mới – các Nguyên tắc mới, giúp khán giả có những góc nhìn
khác khi thưởng thức các tác phẩm Điện ảnh.
Còn bạn, sau khi bạn thật sự đã hiểu những điều đó, bạn vẫn muốn tuân
theo Nguyên tắc 180°, có một cách mà có thể giúp chúng ta băng qua ranh
giới (Trục liên kết) một cách an toàn mà không vi phạm Nguyên tắc:
Bạn hãy quay 1 shot máy chuyển động băng qua ranh giới.
Trong khi Máy quay đang di chuyển trên đường đi của mình khán giả sẽ dần
thích ứng với các vị trí mới của nhân vật, mà không hề cảm thấy có chỗ
nào bị nhầm lẫn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
anh.htt@gmail.com