Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Kiến thức về kính lọc ánh sáng


Ống kính lọc ánh sáng (Camera lens filter) có thể cải thiện chất lượng bức ảnh của bạn. Nhưng loại ống kính nào bạn cần cho máy ảnh kỹ thuật số và khi nào thì sử dụng chúng?. Sau đây là những hướng dẫn cách sử dụng ống kính lọc ánh sáng.



Ống kính lọc ánh sáng là một thiết bị rẻ tiền nhưng có hiệu quả làm tăng chất lượng của bức ảnh, nhưng nó có thể làm hỏng bức ảnh đối với những người mới chụp.

Camera filter nào nên mua?

Trở lại với những ngày chụp bằng film, camera filter là cực kỳ cần thiết để tạo ra các loại hiệu ứng. Mặc dù ngày hôm nay, chúng ta đã có photoshop nhưng với sự tiện lợi của camera filter, nó vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong thời đại kỹ thuật số hôm nay. Có 4 loại filter cơ bản mà bạn cần đó là: một kính lọc phân cực hình tròn (Circular Polariser), một kính lọc ND ( Neutral Density), ống kính GND (Graduated Neutral Density) và một ống kính Skylight để bảo vệ.

Kính lọc phân cực (Polarising Filter) là gì?

Polarising filter có 2 tác dụng chính: thứ nhất là: phụ thuộc vào góc của mặt trời tới filter của bạn, nó có thể được sử dụng để tăng cường và thêm vào độ tương phản khi trời có mây. Nó cũng có thể giảm sự phản chiếu của mặt kính, nước hoặc các tán lá. Thứ hai là nó sẽ giảm tổng số ánh sáng đi vào bộ cảm biến máy ảnh, vì vậy nó rất có ích nếu bạn muốn chụp những bức ảnh có độ phơi sáng dài với điều kiện ánh sáng nhiều. Polarisingfilter rất là đắt tiền nhưng nó là một công cụ không thể thiếu đối với những người yêu chụp ảnh phong cảnh.

Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản chiếu mà không dùng kính lọc Polarizers, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng kính lọc này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời sáng chói, Kính lọc Polarizer sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface).


Trước và sau khi dùng Polarising Filter

Trong dòng Polarising Filter có 2 loại kính lọc cơ bản là:Linear Polarizer Filter và Circular Polarizer Filter.

Linear Polarizer Filter
Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid ( B+W ) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn – ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những tia sáng phân cực đứng ( vertically polarized beam light ) đi qua, tương tự với đặt theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.

Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu 'cut off' nên sẽ gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter (nên chuyển về chế độ lấy nét tay MF).






Circular Polarizer Filter:
Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 thành phần, thành phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong. Hiện tại, các hãng sx Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn 70 đô C ( hoặc 158 độ F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính ( flash dành chụp macro ) không nên sử dụng đi cùng với CPL.



Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước, kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký hiệu ghi trên filter

Kính lọc GND (Graduated Neutral Density) là gì?

Kính lọc GND được sử dụng để chụp phong cảnh khi có ánh sáng nhiều, khi mà ánh sáng mặt trời gay gắt trong khi đó mặt đất lại có nhiều bóng râm. Kính lọc GND có màu xám tại nữa trên và màu trắng ở nữa bên dưới, vì vậy nó có thể làm dịu ánh sáng từ phía mặt trời mà không làm tối cảnh dưới đất.
Khi mua kính lọc GND bạn nên chọn kính hình chữ nhật hoặc hình vuông hơn là ống kính hình tròn, bởi vì bạn sẽ dễ dàng xê dịch kính lọc GND lên hoặc xuống cho phù hợp với đường chân trời trong khung cảnh.Bạn có thể lựa chọn nhiều kính lọc GND với độ lọc ánh sáng mạnh yếu khác nhau như GND 2, GND 4, GND 8.
Để xác định kính lọc GND nào phù hợp thì trước khi lắp kính, bạn hãy để máy ảnh đọc ánh sáng từ tiền cảnh và bầu trời một cách riêng biệt, xem có bao nhiêu khẩu khác nhau giữa 2 cái đó rồi chọn kính lọc với độ mạnh phù hợp.



Ngoài các kính lọc GND có công dụng chuyển độ xám, các hãng sản xuất filter còn đưa ra rất nhiều loại Graduated filter cản ánh sáng của màu MIRED  và làm gia tăng độ bảo hoà màu (saturation enhacing) của các màu ghi trên filter. Nó thật sự hữu ích để sáng tác ảnh với tông màu và độ chuyển màu hết sức thú vị.




Kính lọc ND (Neutral Density filter) là gì?

Trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta có thể tăng ISO (độ nhạy sáng) của máy ảnh để cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn cho ra bức ảnh rõ nét. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu điều kiện ánh sáng cao và bạn muốn sử dụng tốc độ màn trập chậm để cho ra hiệu ứng mờ, hoặc bạn muốn dùng khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh và làm mờ hậu cảnh mà không bị hiện tượng quá sáng trong bức ảnh? Hãy dùng kính lọc ND!

Kính lọc ND được tráng một lớp phim màu xám trung tính ( Neutral ) tuỳ theo mức độ đậm đặc ( Density ) mà nó làm thay đổi sắc tố đối với tất cả các loại màu với tất cả các bước sóng ánh sáng của sắc màu đó. Nói đơn giản hơn, tất cả màu trong khung ảnh đã được hòa trộn với thang độ màu xám để ra màu mới và độ bảo hoà màu chung ( master ) cũng thay đổi.

Kính lọc ND rất được phổ biến trong những năm gần đây, tác dụng chính của kính lọc ND là cản quangdẫn tới gia tăng thời lượng phơi sáng mà vẫn giữ nguyên độ mở của ống kính. Để biết được khẩu thay đổi như thế nào , trên các kính lọc loại này có những số chỉ dẩn . thí dụ như x2 , x4 ,x8 . Các số này được tính bằng X=2 luỹ thừa f-stops , X được ghi trên filter ví dụ B+W ND Filter 8x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 3 stops ( 2 luỹ thừa 3 = 8 ) hoặc B+W ND Filter 64x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 6 stops ( 2 luỹ thừa 6 = 64 ): ta có bảng sau:



Một kính lọc ND10-stop khi kết hợp với khẩu độ nhỏ và ISO thấp cho phép bạn đạt được thơi gian phơi sáng trong một vài phút, thậm chí là vào buổi trưa. Kính lọc ND có mức độ cao như thế thì rất hoàn hảo cho việc chụp ảnh nước chảy, nước sẽ mượt như gương, hoặc chụp ảnh kiến trúc với hiệu ứng mờ với sự di chuyển của con người.


Kính lọc ND phù hợp với những bức ảnh chụp phong cảnh có độ phơi sáng dài

Kính lọc Skylight là gì?

 Kính UV ,Haze và skylight đều có tác dụng lọc các tia cực tím có thể gây ra tình trạng lớp mờ màu xanh trong ảnh và mất chi tiết ở các vật thể ở khoảng cách xa. Nó thường được kết hợp với ống kính máy ảnh khi chụp ngoài trời, đặc biệt là nơi có bóng râm dưới một bầu trời đầy nắng.Tuy nhiên, với khả năng tự động hoặc bằng tay của việc điều chỉnh white balance trong máy ảnh kỹ thuật số, thì việc này không phải là một vấn đề. Vì vậy, kính UV và skylight có tác dụng chủ yếu là bảo vệ ống kính máy ảnh.


Khi làm việc gần bờ biển, sử dụng kính UV hoặc Skylight để ngăn chặn hơi nước muối.

Kính lọc skylight thường là 1 kính lọc UV có màu hồng nhạt, dùng để thêm chút sắc “ấm áp” cho ảnh nhưng không quá dư màu xanh. Với việc bổ sung lớp tráng màu này, kính lọc skylight không chỉ tăng khả năng hấp thụ tia tử ngoại so với kính UV trong bình thường, mà nó còn tác dụng thêm chút màu sắc ấm dễ chịu cho ảnh. Skylight thường được ghi ký hiệu là 1A hoặc 1B. Kính lọc 1B cho màu ấm hơn so với 1A.
Nếu so về mức độ hấp thụ các tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 400nm (theo thứ tự tăng dần) thì đầu tiên là kính lọc UV chuẩn, kế đến là Skylight (hấp thụ khoảng 50%), rồi Haze 1 (hấp thụ khoảng 70%) và cuối cùng là Haze 2 (hấp thụ 99.7%).
Không nên dùng kính lọc UV khi bạn muốn chụp bức ảnh với độ phơi sáng dài lúc ban đêm. Bởi vì nó có thể sẽ tạo ra hình ảnh kỳ quặc của ánh sáng từ đèn điện hoặc mặt trăng

Kính lọc bằng thủy tinh tốt hơn bằng nhựa?

Câu trả lời là không hẳn như vậy. Nhựa dẻo thường được sử dụng để làm kính lọc GND bởi vì nó bền, nhẹ và cung cấp hiệu suất quang học tốt. Các nhà sản xuất chỉ làm kính lọc bằng thủy tinh cho những hiệu ứng đặc biệt.



Khi nào nên sử dụng kính lọc hồng ngoại (infrared filter)?

Kính lọc hồng ngoại này chặn tất cả ánh sáng có thể nhìn thấy được, nó chỉ cho phép tia hồng ngoài đi vào ống kính đến bộ cảm biến của bạn. Nó mở ra một thế giới sáng tạo với các tông màu khác thường, những màu sắc mãnh liệt và quyến rũ, tuy nhiên các máy ảnh khác nhau cũng có bộ cảm biến tương thích với các tia hồng ngoại khác nhau. Có một số lưu ý khi dùng kính lọc hồng ngoại, đó là kính lọc hồng ngoại chăn những ánh sáng có thể nhìn thấy được ở gần đó, nghĩa là bạn không thể thấy bất cứ thứ gì qua ống ngắm, vì vậy hãy bỏ nó ra để lấy nét và soạn bố cục cho bức ảnh trước khi lắp vào. Sử dụng kính lọc hồng ngoại cũng có nghĩa bạn sẽ cần thời gian phơi sáng dài, sử dụng tripod là việc cần thiết.


Nên soạn và lấy nét trước khi gắn kính lọc hồng ngoại

Dịch từ Photoradar và lấy một ít tư liệu từ bác Phan-Ho (kythuatvien.com)

Cải thiện kỹ năng lấy nét trong việc chụp ảnh phong cảnh


Việc lựa chọn độ mở ống kính chính xác nhất, lấy nét và độ sâu trường ảnh trong việc chụp phong cảnh cũng gây ra nhiều bối rối.



Không có hướng đi nào đúng hay sai trong việc chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên các kỹ thuật khác nhau thì dẫn đến các kết quả cũng sẽ khác nhau. Lấy nét vào hậu cảnh sẽ làm mắt của người xem dời đi khỏi tiền cảnh, trong khi đó chọn một tiêu điểm trong tiền cảnh sẽ làm cho họ không chú ý bất cứ nơi nào khác trong bức ảnh. Dưới đây là một vài cái tip để chỉ cho bạn một vài điểm đơn giản, có thể giúp bạn chụp những bức ảnh đầy ngạc nhiên ở mọi lúc mọi nơi.

Tiền cảnh và hậu cảnh:
Đừng chỉ hướng vào một điểm bất kỳ và bấm máy, hãy nghĩ rằng nơi nào mà bạn muốn lấy nét. Điều này có một ảnh hưởng rất lớn trong các bức ảnh phong cảnh của bạn bởi vì nó xác định rằng người xem sẽ lập tức nhìn vào đâu, và có thể bị cuốn hút vào đâu trong bức ảnh của bạn.
Khi lấy nét vào hậu cảnh, bức ảnh sẽ lôi cuốn người xem trong việc nhấn mạnh chiều sâu trong bố cục của bức ảnh. Còn lấy nét vào tiền cảnh sẽ làm cho người xem không chú ý vào bất kỳ nơi nào xa hơn.

Lấy nét tiền cảnh:


Lấy nét hậu cảnh:



Lựa chọn khẩu độ:
Khi chụpmột cảnh lớn và bao quát, việc lựa chọn khẩu độ sẽ xác định có bao nhiêu quang cảnh xuất hiện từ trước mặt đến phía sau, điểm mà bạn lấy nét.
Kiểm soát chiều sâu trường ảnh bằng cách chọn chế độ Av trên máy ảnh.
Một khẩu độ rộng ( như f/4) sẽ có chiều sâu trường ảnh rất thấp, vì vậy sẽ có rất ít khung cảnh ở phía trước hoặc phía sau chủ để được sắc nét.
Một khẩu độ nhỏ hơn ( như f/16) sẽ cho một độ sâu trường ảnh cao hơn, vì vậy khung cảnh phía trước và phía sau chủ đề của bức ảnh sẽ rõ nét hơn.

Chụp tại f/4


Ngay cả khi bạn lấy nét vào chiều sâu của bức ảnh thay vì lấy nét ở tiền cảnh, thì khẩu độ vẫn sẽ ảnh hưởng đến độ nét trong bức ảnh. Hãy xem bức ảnh phía trên trên và bên dưới. Chụp tại f/4 và không lấy nét tại tiền cảnh, tuy trông có vẻ nét vẫn không rõ khi chụp tại f/16.

Chụp tại f/8


Chụp tại f/16:


Chia khung cảnh thành từng khu vực sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của tiền cảnh, chính giữa và hậu cảnh trong bức ảnh.

Lựa chọn ống kính phù hợp và độ dài tiêu cự:
Không có ống kính đúng hay sai cho các bức ảnh phong cảnh, tuy nhiên các ống kính khác nhau sẽ cho phép bạn tạo ra một vài bức ảnh khác nhau. Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh thực sự đẹp thì cũng cần một vài ống kính nhất định.
Một ống kính Ultra-wide, như 10-22mm là một sự lựa chọn tuyệt vời khi chụp quang cảnh rộng. Góc nhìn khi sử dụng ống kính này còn rộng hơn so với mắt con người, vì bạn có thể thêm vào nhiêu chi tiết trong bức ảnh của bạn. Khi sử dụng ống kính có góc nhìn rộng, hãy hạ ống kính thấp xuống và tìm các yếu tố gây ấn tượng để bạn có thể thêm vào trong tiền cảnh của mình.
Nếu bạn không có ống kính có góc nhìn rộng mà vẫn muốn chụp một bức ảnh có khung cảnh rộng và ấn tượng, hãy chụp 2 bức ảnh với độ zoom tiêu chuẩn, sau đó nối chúng lại với nhau theo phong cách Panorama bằng cách sử dụng phần mềm như Photoshop Elements.
Một ống kính tiêu chuẩn, như là 18-55mm là một ống kính cũng khá tuyệt vời cho việc chụp ảnh mỗi ngày. Nó sẽ cho phép bạn bao quát hầu hết các trường hợp và phạm vi của nó đi từ tương đối cho đến chụp từ xa. Các máy ảnh như Canon EOS 40D và 400D mà không có thiết bị cảm biến full-frame thì một tỷ lệ 18-55mm sẽ hoạt động giống như 29mm đến 88mm.



Để chọn ra một khu vực cụ thể trong phong cảnh hoặc để cô lập các yếu tố của khung cảnh ở phía xa, thì một ống kính Tele như 55-250mm là lý tưởng. Các ống kính với độ tiêu cự dài thì thường có xu hướng là lớn và nặng, vì vậy bạn có thể sẽ phải cần một tripod để giữ máy ảnh ổn định.




Dịch từ Photoradar.com

LIGHTSCOOP - Thiết bị mới cho máy ảnh


Lightscoop là một thiết bị cần thiết cho công việc chụp ảnh của bạn.



Không thể phủ nhận rằng các thiết bị của máy ảnh rất là đắt tiền. Đối với những người đã và đang sử dụng máy ảnh DSLR thì một TTL flash là một trong những thiết bị cần thiết. Hầu hết các máy ảnh DSLR đều có gắn liền đèn flash và nó hoạt động tương đối tốt trong hầu hết các trường hợp. Nhưng nếu bạn muốn có một chùm ánh sáng đều và nhẹ nhàng mà bạn chỉ có duy nhất một đèn flash của máy của máy bạn mà thôi? Trong trường hợp này người ta thường dùng TTL flash nhưng giá của nó có thể đắt ngang ngửa với thân máy của bạn. Vì thế, lightscoop được thiết kế để khắc phục các vấn đề trên.

Cách hoạt động:


Lightscoop là một sản phẩm công nghệ thấp nhưng thông minh. Nó tạo ra các chùm ánh sáng mềm mại bằng cách chuyển hướng đèn flash tới trần nhà hoặc tường.
Về cơ bản, lightscoop là một tiện ích bằng nhựa gắn lên hotshoe của máy ảnh. Chức năng chính của nó là chuyển hướng ánh sáng của đèn flash thông qua tấm gương đặt trước đèn flash. Khi đèn flash mở , ánh sáng sẽ đập vào tấm gương, tấm gương sẽ tỏa ra chùm sáng đều và phản xạ lên trần nhà, sau đó lại phản xạ xuống chủ đề của bạn. Mục đích của nó là giúp bạn có một chùm ánh sáng nhẹ nhàng mà không cần phải mua những đèn flash chuyên dụng.
Coi hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách hoạt động:



Gắn Lightscoop lên máy ảnh của bạn khá là đơn giản, chỉ cần cài nó lên hotshoe của máy ảnh và sau đó mở đèn flash lên. Để có chùm ánh sáng đẹp thì khoảng cách từ lightscoop đến trần nhà phải là 2.5m là lý tưởng. Trần nhà cao hơn khoảng cách đó thì ánh sáng phản xạ từ lightscoop sẽ mờ đi rất nhiều.
Để có những bức ảnh đẹp, các chuyên gia khuyên bạn nên để ISO khoảng 800 hoặc cao hơn, để chế độ phơi sáng bằng tay và sử dụng khẩu rộng rộng nhất mà ống kính bạn cho phép.
Cuối cùng thì lightscoop có giá khoảng 30$, các bạn có thể đặt hàng trên những trang web nước ngoài chuyên về thiết bị máy ảnh, hoặc liên hệ với những cửa hàng bán thiết bị máy ảnh gần nhất.
Tóm lại:
Ưu điểm: Rẻ hơn các TTL flash chuyên dụng, cho ánh sáng nhẹ nhàng và hoạt động tốt trong một phạm vi nhất định
Nhược điểm: Yêu cầu ISO cao, không hiệu quả với những máy có đèn flash yếu, không dùng được theo chiều dọc.

Theo Photo.net

MACRO: Những kỹ thuật chụp


Thể loại ảnh macro luôn là đề tài hấp dẫn với các nhà nhiếp ảnh. Với các vật thể bình thường, khi được phóng đại lên nhiều lần sẽ gây ấn tượng với người xem do mắt chúng ta không thể thấy được các hình ảnh đó. Các chi tiết được phóng đại nổi bật, đôi khi có thể làm cho người ta sợ hãi.



Tuy vậy, các bức ảnh macro luôn làm say mê các nhà nhiếp ảnh lẫn người xem. Thể loại ảnh này không dễ nhưng cũng không quá khó. Việc quan trọng là bạn phải tìm được chủ đề, rồi đến thiết bị. Có nhiều cách để chụp một bức ảnh macro:
 
1. Chụp ảnh Macro qua một thấu kính trung gian:
- Dùng kính lúp có độ phóng đại lớn
- Chụp qua kính hiển vi

2. Kết hợp một ống kính thường với kính "Close-up" lắp thêm: (Attachement Lens)

3. Đảo ngược ống kính bình thường dùng vòng nối chuyên dụng (Reversing Ring)

4. Dùng ống kính chuyên dụng Macro: Ống kính cho máy SLR và dSLR

5. Kết hợp ống kính với vòng nối làm tăng độ phóng đại của hình ảnh (Auto Extension Ring)

6. Dùng khẩu nối làm tăng tiêu cự của ống kính (Teleconverter)

7. Dùng thêm buồng nối mềm “Soufflet” (Bellow) để gắn thân máy và ống kính.

8. Dùng chức năng chụp ảnh Macro của máy ảnh dCam, BCam.

Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể thử nghiệm các phương pháp khác nhau để tìm được phương pháp phù hợp với mình nhất. Ngoài ra chân máy là thiết bị không thể thiếu của thể loại macro.

Đối tượng chụp gần nhất mà bạn có thể tìm thấy xung quanh chúng ta và cũng là những "mẫu" khó tính nhất đó là côn trùng, khi được phóng đại hay đặc tả thì công trùng luôn gây ấn tượng với người xem.
 
 
 


Theo go.vn

5 Nguy hiểm đối với máy ảnh


Một chút chú ý để bảo quản máy ảnh cũng như ống kính của các cụ.



 Vệ sinh, bảo quản cũng như cẩn thận khi sử dụng sẽ giúp các bạn kéo dài được tuổi thọ của máy ảnh và ống kính

Bụi bẩn và cát

Không gì nguy hiểm hơn là bị cát vào máy ảnh. Máy ảnh là một tổ hợp gồm nhiều chi tiết chuyển động, những thứ sắc và mài mòn như cát khi vào máy ảnh sẽ khiến cho máy ảnh không hoạt động hoặc ít nhất là vô số trục trặc khi tác nghiệp.

Hãy chú ý khi mang máy ảnh đi đến những nơi có nhiều cát như bãi biển, bạn hãy để máy trong túi kín và nhớ mang theo cả dụng cụ làm sạch máy trong trường hợp cát rơi vào máy.

Tại những nơi nhiều cát thì khoảng thời gian đổi ống kính, thẻ nhớ và pin là lúc nguy hiểm nhất. Do đó, bạn hãy lên kế hoạch trước là bạn sẽ dùng ống kính nào để có thể hạn chế việc thay ống kính. Và nên tìm một nơi lặng gió, kín đáo để thay ống kính trước khi đem ra bãi biển.


Cát là kẻ thù đe dọa các chi tiết bên trong ống kính và máy ảnh

Giống như cát, bụi bẩn cũng là một kẻ thù của máy ảnh. Kẻ thù này tấn công từ từ và thường là không làm hư hại nặng đến những chi tiết chuyển động bên trong máy ảnh và ống kính, tuy nhiên nó vẫn gây hại, nhất là khi nó chui vào trong máy và ở lại trên sensor.

Cùng với đó, nếu bạn có máy DSLR thì nên mang sensor đi vệ sinh thường xuyên. Cẩn thận mỗi khi nhìn thấy vết trên sensor (bạn có thể kiểm tra bằng cách để khẩu độ nhỏ nhất và chụp trần nhà hoặc tường trắng).


Bộ đồ vệ sinh máy ảnh là phụ kiện không thể thiếu của người dùng
Nước và độ ẩm

Nước có khả năng chấm dứt luôn khả năng hoạt động của máy ảnh. Chỉ cần vô tình làm rơi máy ảnh xuống nước, nước sẽ nhanh chóng theo các khe hở trên thân máy chui vào bên trong và làm chập mạch các chi tiết điện tử bên trong của máy.

Bạn hãy luôn nhớ đeo máy vào tay hoặc vào cổ, giữ máy ảnh tránh xa khỏi nước.


Nước luôn là sát thủ số một

Cùng với mối hiểm họa trực tiếp là nước, còn một hiểm họa ngầm khác là độ ẩm cao. Dễ nhận thấy khi bạn đi từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt độ thấp và ngược lại (đi từ phòng điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc những hôm trời nồm). Ống kính và máy ảnh của bạn sẽ nhanh chóng trở thành đối tượng để hơi nước trong không khí bám vào. 

Việt Nam có độ ẩm trong không khí rất cao. Độ ẩm cao cũng chính là môi trường rất tốt cho nấm mốc phát triển, từ đó sẽ đe dọa các ống kính máy ảnh của bạn.

Các bạn nên chuẩn bị những túi gel silica trong túi đựng máy ảnh để chống ẩm cho máy. Khi không sử dụng, các bạn nên cất máy và ống kính vào những tủ chống ẩm chuyên dụng. Một hộp nhựa kín cùng những túi gel silica cũng có thể tạo một môi trường độ ẩm thấp, an toàn cho máy ảnh của bạn.


Ống kính nếu không được bảo quản đúng cách sẽ bị mốc
Muối

Bãi biển tuyệt đẹp song cũng là nơi nguy hiểm đối với máy ảnh của bạn – muối có thể vào máy ảnh và ống kính bất cứ lúc nào, gây vô số trục trặc (bao gồm cả việc ăn mòn các chi tiết kim loại).

Hạn chế tác động của muối bằng cách lau máy ảnh ít nhất mỗi ngày một lần khi phải chụp trong môi trường chứa nhiều muối.


Muối ăn mòn và phá hủy các chi tiết kim loại của máy ảnh.
Nếu bạn có máy ảnh DSLR hãy chú ý khi sử dụng tại các bãi biển. Nếu có thể thì nên mở máy ra (thay pin, thẻ nhớ hay lens) càng ít càng tốt. Khi không chụp ảnh, để máy an toàn trong túi đựng và hãy luôn để ý.

Va đập - rơi

Máy ảnh và ống kính của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi bị rơi hoặc bị va đập vào vật cứng.  Một số ống kính và dòng máy cao cấp của các hãng Canon, Nikon, Sony,... được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn thì có thể chịu được va đập trong một giới hạn nhất định.

Tuy nhiên, chắc hẳn các bạn không muốn nhìn thấy những chiếc máy ảnh, ống kính trị giá cả một gia tài của mình phải chịu những va chạm mà có lẽ đến các bạn cũng thấy đau.


Ống kính cao cấp tuy được thiết kế chắc chắn hơn nhưng vẫn có thể hỏng hóc bởi những va đập

Khi không sử dụng các bạn nên cất vào hộp chống ẩm hoặc nơi khô ráo và kín để tránh những tai nạn do sự sơ ý. Hãy sử dụng túi đựng máy ảnh chuyên nghiệp mỗi khi di chuyển tác nghiệp. 

Trộm

Nghe có vẻ nực cười, nhưng những chiếc máy ảnh D-SLR là một gia tài lớn với nhiều người và cũng là mục tiêu "ngon ăn" của những tên trộm nhanh tay.

Một số lời khuyên dành cho các bạn: Giữ máy ảnh bên người ở những nơi đông đúc; luôn kéo khóa và thắt dây an toàn; để máy phía trước, không để máy phía sau; nếu phải đi xa thì chỉ chọn loại máy cần thiết chứ không mang tất cả "gia tài" của bạn đi theo.


Với dây đeo cuốn quanh cổ hoặc cổ tay có thể khiến những tên trộm e dè

Khi chụp ảnh, bạn nên đeo dây máy vào cổ hoặc cuốn quanh cổ tay để tránh tình huống chỉ một chiếc xe máy phóng qua là máy ảnh của các bạn có thể sẽ bay theo một tên trộm nhanh tay nào đó.

Chúc các cụ bảo quán máy an toàn qua mùa ẩm thấp này.

8 mẹo cho NEWBIE khi chụp đời thường


Ai cũng có những kinh nghiệm riêng khi chụp ảnh đời thường, đây là 8 mẹo nhỏ để các bác có thể áp dụng khi đi chụp.



1. Chụp từ vị trí hông
8 mẹo chụp đời thường
Để máy ở hông, chủ thể sẽ không bị gây chú ý

Nếu chụp bằng một chiếc máy ảnh DSLR, sẽ khó chụp được ảnh một người mà không bị chủ thể chú ý nếu đưa máy ảnh lên ngang ngực hay ngắm qua khung ngắm. Lợi thế của việc chụp ảnh từ vị trí hông chính là khiến người đối diện không chú ý đến chiếc máy ảnh vì vị trí máy thấp và được tay che chắn.

Bạn có thể quay ngang hoặc thậm chí ngược lại nếu cần. Khi chụp hình, có thể chỉ cần giữ máy ảnh bằng một tay cho bạn tự do hơn khi ngắm sang các hướng khác. Giữ cánh tay thẳng xuống, hướng máy ảnh đến hướng nào sự kiện đang xảy ra. Sau đó, nếu cần, nâng cánh tay lên một chút hoặc uốn cong khuỷu tay để có khung hình chuẩn hơn.

2. Sử dụng ống kính fix tiêu cự và có góc rộng
8 mẹo chụp đời thường
Ống kính góc rộng dễ dàng tiếp cận với chủ thể cần chụp

Khi chụp ảnh từ ngang hông, người chụp phải làm quen với việc chụp ảnh mà không nhìn qua khung ngắm. Các ống kính fix tiêu cự giúp các bạn đoán được điều này dễ dàng hơn. Chỉ sau vài lần thực hành, ước lượng về khoảng cách và khung hình có thể trở thành bản năng của bạn.

Góc ngắm rộng rất hữu ích vì nó cho phép bạn tới gần hơn và chụp được nhiều chi tiết hơn trong một cảnh. Thêm nữa, ống kính góc rộng một tiêu cự thường nhỏ và nhẹ, cơ động hơn và ít gây chú ý hơn các ống kính zoom lớn.

3. Góc chụp thấp và chéo
8 mẹo chụp đời thường
Góc máy thấp mang sự gần gũi hơn cho người xem 
Vị trí đặt máy ngang hông còn giúp bạn có thể chụp từ một góc thấp. Góc chụp nghiêng thường khá dễ chịu, đặc biệt là các chân dung chụp dọc. Góc chụp này mang lại sự sống động cho bức ảnh và tạo đường dẫn cho mắt người xem tới trung tâm của tấm hình và lưu lại ở đó.

4. Hãy là một diễn viên
8 mẹo chụp đời thường
Hòa nhập với chủ thể là cách hay nhất để chụp những khoảnh khắc đời thường

Là một nhiếp ảnh gia đường phố, bạn sẽ dễ dàng khi tác nghiệp nếu biết “diễn”. Một người lẫn trong số khách du lịch, trong những sự kiện đang xảy ra trên đường, hoặc là một ai đó đang dừng lại để tìm lại mình, nhưng chắc chắn không phải một người chuẩn bị chụp ảnh.

Điều quan trọng nhất là không bao giờ hướng đầu về phía chủ thể hoặc giao tiếp bằng mắt. Chỉ cần có một chút thay đổi trong ánh mắt, bạn sẽ ngay lập tức gây sự chú ý của chủ thể và làm hỏng vỏ bọc của mình.

5. Chế độ chụp Manual
8 Mẹo chụp đời thường
Chụp với góc máy thấp không qua kính ngắm khiến bạn khó kiểm soát được việc đo sáng tự động của máy

Nếu là một người chụp có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chụp hình ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn (manual). Khi tới gần chủ thể và chụp từ góc máy thấp, bạn không thể biết được máy ảnh “đọc” cảnh đó như thế nào, do đó sẽ gây nhiều phiền phức khi đo sáng.

Việc đặt các thông số tốc độ màn trập và khẩu độ nên được thiết lập bằng tay sẽ đảm bảo bạn không chụp một bức ảnh thừa sáng hay thiếu sáng do máy ảnh đo sáng sai.

6. Mặc đồ tối mầu, phụ kiện nhẹ nhàng
Chèn hình ảnh nếu có
Trang phục đơn giản, tối màu sẽ khiến bạn dễ tiếp cận đối tượng hơn

Mặc các trang phục tối mầu, phụ kiện nhẹ nhàng sẽ giúp các bạn ít bị chú ý khi chụp những bức ảnh đời thường. Những người mới chụp ảnh thường đi chụp ảnh đời thường với khá nhiều đồ lỉnh kỉnh như túi xách, balo, ống kính, chân máy.... và chính những thứ tưởng chừng sẽ giúp cho việc chụp như vậy lại gây vướng víu, lỉnh kỉnh và sự chú ý từ phía các chủ thể đời thường.

7. Định trước khung hình
8 mẹo chụp đời thường
Khung hình sẽ giúp tạo ấn tượng mạnh trong bức ảnh

Hãy tìm tới một địa điểm có background thú vị và kiên nhẫn chờ đợi một người phù hợp bước vào khung hình. Đừng sốt ruột vì điều này sẽ mất một khoảng thời gian (đôi khi là hàng giờ).

Chụp theo phương pháp này, bạn phải ở vị trí đúng trước khi người bạn cần xuất hiện ở điểm mong muốn. Một số tấm ảnh đời thường được lên kế hoạch trước khi diễn ra.

Hãy tìm nơi phù hợp và chờ đợi cho tới khi khoảnh khắc bạn cần chụp diễn ra.

8. Mờ - Hạt - Đen và Trắng
8 mẹo chụp đời thường
Mờ, nhiễu, mất nét, rung tay,... không phải là một điều quá đáng lo trong ảnh đời thường

Nếu là một người yêu thích chụp ảnh đời thường, bạn không nên quá lo lắng vì ảnh bị mờ và hạt. Trong suốt quá trình chụp những bức ảnh đời thường, ánh sáng không phải lúc nào cũng đủ (mặc dù yêu cầu của ảnh đời thường luôn phải có những pha chụp nhanh và không sử dụng chân máy) thường dẫn đến những tấm hình mờ hoặc nhiễu hạt do đẩy ISO cao.

Tuy nhiên, những bức ảnh này nhìn sẽ dễ chịu hơn với tông màu đen trắng. Một số sai lệch về màu sắc cũng có thể dễ nhìn hơn khi chuyển sang đen-trắng.

Bên cạnh đó, ảnh đời thường quan trọng là nội dung chứa trong ảnh. Trong nhiều tình huống, ảnh đen trắng cũng giúp người xem tập trung vào hơn vào nội dung của ảnh.

DTTD

Kỹ thuật chụp "ZOOM EXPOSURE"




Ảnh chụp bằng kỹ thuật "Zoom Exposure"

Kỹ thuật "Zoom Exposure" khá đơn giản, yêu cầu duy nhất là bạn cần có một máy ảnh DSLR và ống kính có zoom có tiêu cự tầm trung là tốt nhất (ví dụ như 24-70mm với các máy full-frame hoặc 17-50mm, 17-40mm trên các máy ảnh APS-C).

Để chụp với kỹ thuật "Zoom Exposure", các bạn thiết lập máy ở chế độ Ưu tiên tốc độ màn trập (Tv mode/ S mode) hoặc Manual. Với kỹ thuật này, quan trọng nhất là phải chụp ở tốc độ chậm - thường từ 1/25s cho tới chậm hơn. Chính vì điều đó, nên yêu cầu của kỹ thuật này là các bạn cần phải giữ vững máy để tránh những chấn động rung dẫn tới làm hỏng bức ảnh của bạn.

Sau đó, bạn lấy nét vào chủ thể mà bạn muốn sẽ được nhấn mạnh bằng các tia sáng hướng vào và bấm nút chụp.

Do tốc độ màn trập chậm nên trong khoảng thời gian màn trập mở lên để phơi sáng, bạn chỉ cần nhanh tay xoay vòng zoom trên ống kính để zoom ra hoặc zoom vào. Khi đó, do hiệu ứng lưu ảnh của thời gian phơi sáng lâu, các tia sáng đi vào cảm biến máy ảnh sẽ bị làm sai lệch, dẫn đến tạo ra hiệu ứng có những tia sáng hút về phía chủ thể.

Cần chú ý, tốc độ màn trập càng chậm thì độ mượt của các tia sáng tạo ra trong ảnh càng mượt và đều. Tuy nhiên, lại càng tăng khả năng rung tay.

Để có một bức ảnh "Zoom Exposure" ấn tượng, các bạn cần rèn luyện kỹ thuật này thật nhuần nhuyễn và thêm một chút may mắn, có thể các bạn sẽ có những bức ảnh độc nhật vô nhị.

Một số bức ảnh chụp bằng kỹ thuật "Zoom Exposure":
Zoom Exposure
Tốc độ màn trập: 1/30s       Khẩu độ: 2.8    ISO: 800

Đo sáng - Những điều có thể bạn chưa biết


Người dùng nghiệp dư hoặc bán chuyên thường ít quan tâm đến các chế độ đo sáng trên máy ảnh và thường chỉ sử dụng chế độ đo sáng sẵn có. Những thông tin về chế độ đo sáng dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Máy ảnh kỹ thuật số thông thường có 3 tùy chọn đo sáng, đó là:

- Matrix Metering (Đo sáng ma trận)
- Center Weight Metering (Đo sáng trung tâm)
- Spot Metering (Đo sáng điểm)

Một số mẫu máy ảnh có nhiều tùy chọn hơn nhưng đây là những tùy chọn cơ bản mà người mới chụp ảnh nên biết.

Có vô số lí do để sử dụng các chế độ đo sáng khác nhau, tùy thuộc vào tính huống chụp, điều kiện ánh sáng khi chụp và loại máy ảnh sử dụng để chụp. Những tình huống nên sử dụng của từng chế độ đo sáng:

Center Weight Metering – Đo sáng trung tâm
metering mode
Ảnh chụp với chế độ sáng trung tâm

Với chế độ đo sáng này, máy ảnh sẽ tập trung đo sáng ở các vùng 60%-80% tính từ trung tâm khung ngắm. Chế độ đo sáng trung tâm được các nhiếp ảnh gia chụp chân dung ngoài trời đánh giá cao và thường sử dụng.

Đo sáng trung tâm thích hợp sử dụng khi người dùng không quá quan tâm tới ánh sáng của phông nền. Chủ thể bức ảnh là điểm quan trọng nhất và nổi bật nhất. Đo sáng trung tâm sẽ tập trung hiệu quả và nhấn mạnh ấn tượng ở khoảng giữa của khung ảnh.

Phần phía sau phông nền hoặc các vùng không phải trọng tâm của ảnh sẽ có độ sáng vừa đủ để cân đối với vùng trung tâm được xác định để đo sáng.

Spot Metering – Đo sáng điểm:
Metering Mode
Ảnh chụp bằng chế độ đo sáng điểm
Máy ảnh chỉ đo sáng tại một vùng rất nhỏ (khoảng 1%-5% khung ngắm). Điểm này thường là trung tâm của cảnh, tuy nhiên nhiều máy ảnh cho phép người dùng lựa chọn điểm ngoài trung tâm (off-center), hoặc cho phép sắp xếp lại bố cục bằng cách di chuyển máy ảnh sau khi đo sáng xong.

Đo sáng điểm là lựa chọn tốt khi chụp ảnh trong tính huống chụp ngược sáng hoặc khi nguồn sáng chủ yếu từ đèn màu (chụp sân khấu). Điều cốt yếu là chủ thể phải được đo sáng một cách chính xác để được làm nổi bật trên nền một bức ảnh.

Người chụp cần khóa sáng vào điểm cần chụp và nhấn mạnh trong bức ảnh để máy ảnh xác định đó là điểm cần phải đo sáng chính xác. Trong nhiều trường hợp chụp ngược sáng với nguồn sáng phía sau quá mạnh, việc bù trừ sáng (+/-EV) là rất cần thiết.

Matrix Metering – Đo sáng ma trận
Metering Mode
Ảnh chụp bằng chế độ đo sáng ma trận
Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ các điểm khác nhau trong toàn khung hình, sau đó kết hợp các kết quả để đưa ra thiết lập thông số tốc độ màn trập và độ mở tối ưu.

Đo sáng ma trận cho phép máy ảnh đo sáng từng khu vực trên ảnh để thiết lập các thông số về tốc độ màn trập và độ mở ống kính. Chế độ này thường là thiết lập mặc định trong hầu hết mọi loại máy từ máy ảnh du lịch cho đến máy ảnh DSLR chuyên nghiệp. Chế độ đo sáng này mang lại những bức ảnh đo sáng đều và chính xác nhiều tình huống thông thường.

Với những người dùng có kinh nghiệm và trải nghiệm nhiều kĩ thuật đo sáng này, họ sẽ có cách nhìn ánh sáng và phán đoán máy ảnh hoạt động tốt hay không.

Việc học cách sử dụng bù trừ sáng (+/- EV) kết hợp với đo sáng ma trận sẽ giúp người chụp ảnh có thể kiểm soát được bao nhiêu ánh sáng nên có trong ảnh.

DTTD

10 mẹo chụp ảnh đẹp hơn


Không cần phải là một thợ ảnh chuyên nghiệp với những chiếc máy "khủng", bạn vẫn có thể chụp những bức ảnh đẹp nhờ chú ý đến một số yếu tố trong bức ảnh như sự đối xứng, sự trùng lặp, chiều sâu...

1. Sự đối xứng và cân bằng
Kỹ thuật chụp
Đối xứng tạo cảm giác đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu

Sự cân bằng và đối xứng mang lại cho bức ảnh một bố cục đơn giản, rõ ràng và tạo ra sự dịu mắt với người xem. Bạn có thể sử dụng các yếu tố sẵn có như đường kẻ, hình khối, vật thể và màu sắc để đạt được điều này.

2. Sự lặp lại
Kỹ thuật chụp
Sự lặp lại trong ảnh sẽ tạo cảm giác nối tiếp, nối tiếp nhau không ngừng

Những chủ thể lặp lại liên tục trong bức ảnh tạo ra cảm giác nối tiếp không ngừng, gây ấn tượng mạnh về thị giác và sự độc nhất. Bất cứ khi nào nhìn thấy những chủ thể có tính chất này, bạn nên ngay lập tức chớp lấy thời cơ để có thể chụp những bức ảnh cuốn hút.  

3. Sự đơn giản và ngọt ngào
Kỹ thuật chụp
  Sự đơn giản trong bố cục, sự không cầu ký trong ánh sáng lại đem cảm giác nhẹ nhàng cho người xem

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng: sự đơn giản là số một. Loại bỏ phiền phức, loại bỏ phiền nhiễu, loại bỏ lộn xộn đôi khi sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn. Càng nhiều vật thể không xuất hiện trong tấm ảnh, khả năng truyền tải câu chuyện và ý tưởng của bạn tới người xem càng cao.

4. Sự tập trung
Kỹ thuật chụp
Tập trung vào chủ thế sẽ khiến những yếu tố bên ngoài không làm ảnh hưởng đến ý đồ của bức ảnh
Với mọi thể loại ảnh, việc tập trung vào chủ thế chính sẽ khiến chủ đề  bức ảnh bạn chụp nối bật hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách phóng đại, khiến cho vật thể trông lớn hơn, cao hơn hoặc sắc nét hơn so với các thành phần phụ khác.

5. Chiều sâu của ảnh
kỹ thuật chụp
DOF, quy tắc 1/3 và đường dẫn làm bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn

Tiền cảnh sẽ gia tăng chiều sâu cho bức ảnh của bạn và làm nổi bật chủ thể chính ra khỏi hậu cảnh. Bên cạnh đó, quy luật 1/3 và quy tắc đường dẫn trong ảnh sẽ giúp bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn.

6. Thiên nhiên
Kỹ thuật chụp
Ảnh có các yếu tố thiên nhiên sẽ rực rỡ, sinh động hơn

Nếu bạn đang ở trên một cánh đồng, một thành phố hay một vùng quê, hãy tìm ra những cái nhìn mới để thêm tính tự nhiên cho mỗi bức ảnh. Quan sát xung quanh và tìm kiếm những yếu tố như nước, đất hay cây cỏ có thể thêm vào trong khung hình. Kĩ thuật này sẽ nhấn mạnh chủ đề trong ảnh một cách hiệu quả.

7. Chân dung hay toàn cảnh
Kỹ thuật chụp
Khi cần nhấn mạnh bề rộng... hãy đặt ngang máy

Sử dụng phán đoán của bạn cho mỗi lần chụp ngang máy hay dọc máy. Đặt máy dọc khi bạn muốn nhấn mạnh làm nổi bật chiều cao của chủ thể. Đặt máy ngang khi muốn nhấn mạnh bề rộng.
Kỹ thuật chụp
Khi cần nhấn mạnh chiều rộng... hãy dựng máy lên

Nếu cảm thấy băn khoăn, hãy chụp theo cả hai cách và quyết định sẽ giữ ảnh nào lại cuối cùng khi các bạn xem lại ảnh.

8. Câu chuyện của bạn là gì?
Kỹ thuật chụp
Mỗi bức ảnh nên là một câu chuyện

Một trong những mẹo quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là “chuyện trong ảnh”. Hãy tự hỏi mình muốn truyền tải điều gì trong bức ảnh tới người xem. Có thể đó là  một cảm giác xúc động, một sự phấn khích, một khoảnh khắc hay một chút tò mò?

Nếu ngay cả bạn cũng không biết bức ảnh của mình sẽ mang nội dung gì thì dù bạn chụp với bất kỳ kỹ thuật nào thì người xem cũng sẽ không có một chút ấn tượng với bức ảnh đó.

9. Bạn sẽ không hoàn thành nếu không thử lại
Kỹ thuật chụp
Chụp với nhiều góc chụp, ống kính và khoảng cách khác nhau sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn

Không phải bạn chỉ cần chụp một bức ảnh và cảm thấy ưng ý như vậy là xong. Bạn hãy thử chụp lại với nhiều góc độ, ống kính và khoảng cách và xem các kết quả. Sẽ rất đáng ngạc nhiên, vì bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới.

10. Crop ảnh
Kỹ thuật chụp
Crop ảnh cho phép bạn sửa lại những lỗi sai về bố cục trong khi chụp

Không phải bức ảnh nào cũng có bố cục chuẩn ngay từ lúc chụp. Do đó, kỹ thuật Crop là người bạn quen thuộc của các nhiếp ảnh gia.

Các công cụ, phần mềm chỉnh sửa ảnh trong nhiếp ảnh ngày nay cho phép các bạn có thể crop một cách dễ dàng để bố cục lại những tấm ảnh của mình và sửa lại những điểm sai khi chụp ảnh.

Tuy nhiên, đừng quá làm dụng điều này mà làm mất đi khả năng ngắm khung hình khi chụp của bạn

DTTD