Chế độ này thường được gọi là màu tích cực, màu cộng... Nghĩa là người ta tổ hợp ba cái mầu Red -Green-Blue lại với các sắc độ khác nhau, thì sẽ có các màu khác nhau. Mỗi màu đơn được thể hiện bằng 256 sắc độ, từ rất đỏ (R-255) đến... rất không đỏ (R-0) và tương tự cho các màu đơn khác. Và các mầu đơn càng mạnh, thì màu càng sáng. Cả ba mầu với sắc độ cao nhất tổ hợp lại thì thành màu... trắng. Các xã viên chắc đều quen thuộc với hệ màu RGB này. Quan trọng: Hệ màu RGB ko phải là hệ màu tuyệt đối. Nó rất bị phụ thuộc thiết bị. Phụ thuộc thế nào, hồi sau sẽ rõ. Hình mô tả hệ màu RGB đây, các xã viên nào thích hình minh họa xin xem hình... Thế còn CMYK thì ngược lại. Hệ màu này cũng cấu tạo từ ba màu căn bản là mầu Cyan, Magenta, và Yellow. Hệ này hay được gọi là hệ màu phản chiếu, hệ màu trừ. Trừ là vì ngược lại với hệ RGB, nếu sắc độ các màu đơn tăng lên, thì mầu tổ hợp lại tối đi. Và khi các màu đơn đạt sắc độ tối đa, thì màu tổ hợp trở thành màu... đen. Các máy in thường làm việc trên hệ mầu này. Các xã viên cứ tưởng tượng, mình đem ba hộp mực màu ra, đổ lung tung vào với nhau, thì chắc chắn chúng ta kiếm được một cái màu đen thui! Dù in ấn là một công đoạn khá quan trọng trong nhiếp ảnh, nhưng những nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ rất ít làm việc trên hệ màu này... Hình minh họa ở đây...Vậy còn hệ màu LAB thì sao? Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi người ta làm việc với màn hình, thì màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như các xã viên đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của chúng ta một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì thế, nên người ta mới sinh ra con sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn... Để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn... giống nhau. Nhưng tệ hơn, khi ta đem ảnh của ta đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh của ta trông chả giống với những gì ta nhìn trên màn hình nữa. Thế là các xã viên tiên tiến, muốn ảnh của mình in đẹp, thường chỉnh màu trên RGB trước. Sắp sửa đi in, thì chuyển màu sang hệ CMYK, rồi tinh chỉnh thêm tý nữa để in ra cho nó đúng. Phải tinh chỉnh vì khi chuyển từ RGB sang CMYK, thể nào cũng bị lệch màu. Mà ta cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của PS không làm việc với hệ màu CMYK! Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode thôi... Khi đã biết LAB, các xã viên sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển mầu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi ta chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh, thế mới tài. Được như vậy là nhờ cách biểu diễn mầu trong chế độ LAB. Màu trong LAB có thể được minh họa bằng hình vẽ sau: Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh: 1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự 2. Kênh "a": Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+) 3. Kênh "b": Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellow Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels, vv... và phần lớn các filter của PS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh... Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng nhận thấy là vòng tròn mầu trong sơ đồ của LAB đã thể hiện số lượng màu gần như tương đương với hệ màu RGB. Đã thế, trong hệ màu LAB, chúng ta còn thêm kênh Lightness bổ sung, giúp cho độ thể hiện màu sắc trong chế độ LAB lớn hơn rất nhiều... Nói chung, đối với Color Workflow căn bản trong PS, chúng ta nên làm các bước sau: 1. Assign Color Profile 2. Chuyển chế độ màu về LAB 3. Chuyển sang chế độ màu 16 bits 4. Thao tác chỉnh sửa ảnh... 5. Chuyển chế độ màu về CMYK để đem đi in... Giờ ta thử xem một ví dụ đơn giản. Dưới đây ta có một tấm ảnh phong cảnh... Để nguyên chế độ RGB, ta chỉnh Levels, kênh RGB, và chỉ chỉnh ô Black lên 60, Gamma và White để nguyên... Tổ hợp mới: 60-1.00-255 Ảnh ra như sau:Còn nếu chuyển về hệ màu LAB trước, rồi ta chỉnh Levels trên kênh Lightness, cũng với tổ hợp 60-1.00-255, bạn sẽ có tấm hình như sau:Các xã viên có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi màu rất rõ rệt trong version RGB ở những chiếc ghế. Những chiếc ghế ở version RGB có vẻ đỏ lên rõ rệt... Đó mới chỉ là một ví dụ đơn giản về chỉnh Levels. Kỳ sau, Sùn xin trình bày về chỉnh sharpness trong hệ màu LAB. Kết quả cũng tốt hơn rất nhiều so với việc chỉnh sửa trong hệ RGB. Mà tốt nhất, các xã viên có thể tự thử nghiệm. Các pác cứ chuyển về LAB, rồi làm thử, khắc thấy hay... Iem để hai tấm cạnh nhau cho các pác dễ so... Ồ, nhà iem quên giải thích là tại sao lại nói mầu không đổi khi chỉnh Levels trong chế độ LAB. Các pác để ý em nói là khi chỉnh Levels ở chế độ LAB, ta chỉnh trên kênh L. Nghĩa là ta thực sự thay đổi giá trị về cường độ sáng của các điểm ảnh. Còn các giá trị mầu thực sự trên kênh "a" và kênh "b" đâu có thay đổi đâu... Điều này thực sự có hiệu quả rõ rệt nếu chúng ta chỉnh Levels 2 lần (dù ít ai làm vậy). Do giá trị màu không đổi, chỉ đổi cường độ sáng, nên ta có chỉnh Levels bao nhiêu lần, kết quả vẫn khá là nhất quán. Chứ các xã viên cứ thử chỉnh Levels trên RGB nhiều hơn 1 lần, sẽ thấy giá trị màu chuyển đổi lung tung không điều khiển được. Tóm lại, điểm vĩ đại nhất của chế độ LAB, là việc lưu trữ TÁCH RIÊNG GIÁ TRỊ MẦU VÀ ĐỘ SÁNG của các điểm ảnh. Điều này cho phép chúng ta làm được rất rất nhiều việc thông qua độ sáng của các điểm ảnh, mà không làm hỏng màu của bức ảnh... Giờ em làm nốt một ví dụ nữa về vụ Unsharp Mask. Để các bác xóm nhà thấy được cái hay ho của vụ bảo tồn mầu. Em vưỡn lấy cái ảnh nhà thờ trước. Lần này, em dùng Unsharp Mask. Tuy nhiên, em cố tình làm nét quá tay một tý, để các bác thấy rõ hiệu ứng chuyển mầu. Trên cái ảnh gốc, nhà iem sử dụng Unsharp Mask với các thông số sau: Amount: 200% (Hic, quá tay tý...) Radius: 10 pixel! (Quá thêm tý nữa...) Threshold: 0 Và kết quả dĩ nhiên là... kinh khủng. Nhưng thôi, iem tự an ủi là chỉ để làm ví dụ cho các pác thôi mà... Đây là kết quả của vụ Unsharp Mask quá tay, dùng trên hệ màu RGB: Giờ chúng ta chuyển ảnh gốc sang chế độ màu LAB. Các pác chọn cho em 1 kênh (channel) thôi, kênh L. Cái box chọn kênh nó hiện lên đại loại thế này:Các bác chọn đúng, thì bức ảnh của chúng ta sẽ mất hết màu, như iem copy lại dưới đây:Các pác unsharp mask một phát! Với cùng thông số như trên, xong chọn lại kênh tổng hợp LAB, và ảnh hiện lên như sau: So với cái ảnh gốc dưới đây, chắc không cần giải thích, các pác cũng có thể thấy ngay lợi hại của LAB Mode. Nếu pác nào không nhìn ra sự khác biệt, đề nghị đi calibrate lại mắt ngay ạ. Xin dừng bài LAB ở đây, chúc toàn bộ pà con xóm nhà có nhiều ảnh đẹp...Ngắn gọn, LAB rất bổ trong một số trường hợp sau: - Chỉnh nét (Unsharp Mask). Vô cùng lợi hại... - Khử nhiễu (RGB Noise - Digital Noise) - Khử Moiré - Masking - Khử color cast... Và trong một số trường hợp hậu cảnh sáng, LAB có thể giúp ta cân bằng sáng tối rất tốt...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
anh.htt@gmail.com