Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bố cục trong nhiếp ảnh (tt)

Để có 1 bức ảnh đẹp, bạn cần có những kiến thức cơ bản về bố cục trình bày trên bức ảnh, bài biết giải đáp cho bạn những kính thức trên
Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức nghĩ tới “quy tắc 1/3”. Không sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại bố cục trong nhiếp ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn giản, dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình mà thôi. Để dễ hình dung hơn, có thể xem bảng sau:
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 1
 
Tuy nhiên, vì quá phổ biến và rất dễ áp dụng trong các thể loại ảnh chụp thông thường, nên ở phần tiếp theo sau, GenK vẫn sẽ đi sâu vào hướng dẫn bạn đọc cách vận dụng “quy tắc 1/3” này. Còn trước hết, xin được mạn đàm đôi lời về bố cục trong nhiếp ảnh.
 
1.      Bố cục trong nhiếp ảnh là gì? Tại sao tôi cần nó?
 
Theo Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình (Thạc sỹ Nhiếp ảnh truyền thông – Đại học Northeastern, Mỹ)  thì “bố cục hình ảnh trong nhiếp ảnh là việc sắp xếp hay sắp đặt các thành tố hình ảnh trong một không gian giới hạn để thể hiện được ý tưởng của nhiếp ảnh gia.”
 
Nhiều người vẫn thường cho rằng “tôi chụp hình cho vui là chính”, hoặc là “tôi ghét bị ràng buộc trong khuôn khổ” để trốn tránh việc tìm hiểu về bố cục trong nhiếp ảnh. Cũng có nhiều người hoang tưởng rằng mình là... thiên tài nhiếp ảnh, nên cố vặn vẹo người sao cho ra những tư thế và góc chụp thật kỳ quặc rồi tự gán những tấm hình đó hai chữ “phá cách”. Thực chất, bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm quá rộng và bao gồm quá nhiều “tập con” mà không phải ai – ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – có thể khẳng định rằng mình biết được hết, bởi vậy đa phần những gì chúng ta nghĩ rằng mình đang “phá cách”, thực chất chỉ đang nằm trong một vùng tối mà mắt mình chưa nhìn thấy.
 
Một tấm hình không có bố-cục-theo-chủ-đích (để phân biệt với bố cục vô tình tạo ra trong quá trình tìm tòi... phá cách nói tới ở trên) cũng giống như một căn phòng lộn xộn ngổn ngang. Đôi khi, chỉ đôi khi thôi, chúng tạo ra đôi chút ấn tượng đối với người xem. Nhưng trong đa số trường hợp, người ta sẽ đặt câu hỏi “Rốt cuộc tấm hình này có ý nghĩa gì?” Căn phòng này có gì đặc biệt, đâu là những vật dụng quan trọng được sử dụng, chúng nằm ở đâu mất rồi? Bố-cục-theo-chủ-đích khi đó là công cụ để loại bỏ những chi tiết thừa, sắp xếp lại những gì cần thiết theo một trật tự nào đó để bất kỳ một người khách nào khi mở cửa bước vào phòng cũng dễ dàng nhận ra chúng, và đoán biết được phần nào tính cách của chủ nhân căn phòng.
 
Ngay cả với người sử dụng máy ảnh du lịch để chụp một tấm hình cho cả gia đình (hoặc nhóm bạn) khi đi du lịch, việc sắp đặt người cao đứng giữa, thấp dần về hai bên hay nam nữ xen kẽ, khuỵu gối xuống hất máy lên để lấy được cả mái nhà hay ngọn cây phía sau,... cũng là một kiểu bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy có gì là không tốt nếu chúng ta nắm được phần nào đó kiến thức về chúng và áp dụng để có được những tấm hình đẹp hơn?
 
2.      Quy tắc 1/3 (The Rule of Thirds)
 
Như đã nói ở trên, bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều thể loại như bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc, bố cục vị trí các vật thể trong khung hình. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, GenK chỉ xin được giới thiệu tới bạn đọc “quy tắc 1/3”, một “tập con” trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình.
 
Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình ra thành 9 phần bằng nhau:
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 2
Bố cục 1/3.
 
Các đường cắt dọc gọi là các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi là các “đường ngang mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm (đánh dấu đỏ) gọi là các “điểm mạnh”.
 
Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng nhiều các đường mạnh và điểm mạnh càng tốt, và phần hậu cảnh nếu có đường chân trời thì đường chân trời này nằm song song hoặc trùng khớp với 1 trong 2 đường ngang mạnh.
 
Hãy xem các hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách xếp đặt theo quy tắc này. Nguồn hình: Internet.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 3
Đường chân trời phía xa được đặt song song và gần sát với đường ngang mạnh phía trên. Phần đầu
của con thuyền được đặt tại điểm mạnh phía dưới bên trái.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 4
Khung hình dọc cũng áp dụng quy tắc 1/3, với bông hoa hướng dương và cô gái đều nằm ở các điểm mạnh bên phải.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 5
Ảnh chân dung vận dụng khá nhiều quy tắc 1/3. Trong tấm hình này, chủ thể là cô gái với toàn bộ trục cơ thể nằm trên 2 đường dọc mạnh bên
phải và ngang mạnh phía dưới, đi qua 3 điểm mạnh (quá tuyệt!). Đường chân trời phía sau nằm song song với đường ngang mạnh phía trên.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 6
Chân dung cận cảnh cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” là điểm nhấn thường được
khai thác nhiều nhất, được ưu ái đặt trên đường ngang mạnh và điểm mạnh phía trên bên phải.
 
Quy tắc 1/3 phổ biến và dễ áp dụng tới mức trong hầu hết mọi chiếc máy ảnh – từ du lịch tới ống kính rời, đều tích hợp sẵn thước ngắm phục vụ cho quy tắc này. Cụ thể trong kính ngắm (viewfinder) của máy ảnh ống kính rời, ta sẽ thấy nhìn các đường vạch mờ chia khung hình ra làm 9 phần đúng như trên. Còn ở máy ảnh du lịch, ngắm chụp qua LCD, ta có thể kích hoạt các đường vạch này bằng cách vào Menu / Camera Settings / Grid Lines: On.
 
Thậm chí tính năng này có ngay cả trên iPhone:
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần I) 7
Bật gridlines trên iPhone.
 
Quy tắc 1/3 không phải là quy tắc duy nhất trong bố cục về vật thể trong nhiếp ảnh, nhưng đó lại là quy tắc thường gặp nhất với các thể loại hình chụp mà chúng ta hay thực hiện. Chỉ cần áp dụng nhuần nhuyễn quy tắc này – nhận định được đâu là điểm nhấn của chủ thể, đâu là đường chân trời, v..v.. là bạn đọc đã có thể nâng cao trình độ của mình lên rất nhiều rồi.

A.      Tính cân bằng trong bố cục nhiếp ảnh
 
Tính cân bằng đóng một vai trò rất quan trọng trong bố cục tạo hình của nhiếp ảnh. Có thể chia đặc tính này ra thành 2 dạng: cân bằng đều và cân bằng lệch.
 
Một ví dụ của cân bằng đều:
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II) 1
Nguồn: Internet.
 
Trong tấm hình này, có thể thấy nhiếp ảnh gia đã đặt đường chân trời (phân cách mặt nước) vào vị trí gần như chính giữa khung hình. Bằng cách đó, tấm hình được chia thành 2 nửa đối xứng nhau, với các vật thể phía bên trên được mặt nước bên dưới phản chiếu lại hoàn toàn. Kiểu cân bằng đều này rất thường được sử dụng trong nhiếp ảnh phong cảnh và nhiếp ảnh kiến trúc, bởi nó tạo cảm giác chặt chẽ và tĩnh lặng cho tấm hình.
 
Thay vì xếp đặt góc nhìn dựa trên vị trí các vật thể, cân bằng lệch lại thường là loại bố cục được xây dựng dựa trên sự đối lập về màu sắc hoặc kích thước của các vật thể trong khung hình:
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II) 2
Ảnh của NAG James Dương - jamesphotoworld.com.
 
Nhìn ảnh trên, có thể thấy rằng quy tắc 1/3 thực ra cũng là một dạng của bố cục cân bằng lệch. Và thực vậy, cân bằng lệch là dạng bố cục mà ta sẽ thường bắt gặp nhiều hơn trong nhiếp ảnh, bởi nó ngay lập tức dẫn dụ con mắt người xem đến với điểm nhấn của tấm hình, trước khi “giải phóng” tầm nhìn về phía những khoảng không gian rộng lớn hơn, qua đó tạo cảm giác nhẹ nhõm, phóng khoáng cho người xem.
 
B.      Một vài mẹo giúp bạn trở nên “chuyên nghiệp” hơn
 
Để trở thành một người chụp ảnh chuyên nghiệp – hay còn gọi là một nhiếp ảnh gia, có lẽ là điều không tưởng và cũng không phải là mục đích của đại đa số các bạn đọc đang đọc bài viết này. Tuy nhiên, khi đã bỏ tiền ra đầu tư một chiếc máy ảnh cho riêng bản thân mình, dù là du lịch bình dân hay ống kính rời cao cấp, chắc chắn không ai muốn ảnh chụp của mình chỉ dừng lại ở mức độ lưu niệm. Trong khi việc rèn luyện kỹ năng chụp ảnh cũng như học hỏi kiến thức về nhiếp ảnh là thứ không thể có được trong một sớm một chiều, thì một vài mẹo nho nhỏ sau đây có thể sẽ giúp bạn trở nên “chuyên nghiệp” hơn một chút trong mắt mọi người.
 
Sử dụng tỷ lệ ảnh 3:2
 
Tỷ lệ ảnh (hay tỷ lệ khung hình) là tỷ lệ kích thước hai cạnh liền kề nhau của một tấm hình. Tỷ lệ này về bản chất chính là tỷ lệ kích thước hai cạnh liền kề nhau của cảm biến nằm bên trong máy. Với máy ảnh du lịch, tỷ lệ này là 3:4, trong khi đó máy ảnh ống kính rời lại có tỷ lệ ảnh là 3:2.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II) 3
Tỷ lệ ảnh 3:4. Ảnh: Tiểu Phong.
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II) 4
Tỷ lệ ảnh 3:2. Ảnh: Tiểu Phong.
 
Trong số ít trường hợp, tỷ lệ ảnh 3:4 cho hiệu quả tốt hơn vì chúng bao phủ được một diện tích lớn hơn của khung hình (như ở ví dụ trên), nhưng trong đại đa số trường hợp, tỷ lệ ảnh 3:4 tạo cảm giác “béo phì” cho tấm hình, và nó cũng không tương thích với kích cỡ ảnh in 12x18cm (có tỷ lệ 2 cạnh tương đương 2:3) mà ta thường sử dụng. Bởi vậy trước khi chụp, hãy vào Menu / Camera Settings / tìm mục Aspect Ratio (hoặc bất cứ mục nào tương tự có chữ ratio kèm theo các tùy chọn 3:2, 3:4, 1:1, 16:9, v..v.. tùy theo cách đặt tên của từng máy) và chuyển về tỷ lệ ảnh 3:2. Một số máy (du lịch) không có tùy chọn này thì bạn có thể chụp bình thường (với tỷ lệ 3:4) rồi sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ nào đó để cắt (crop) hình lại theo tỷ lệ 3:2. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ có được một tấm hình với tỷ lệ khung hình đẹp hơn, và… “đánh lừa” người xem rằng bạn đang sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời! (just for fun)
 
Tránh để lộ điểm yếu của cả máy lẫn người chụp
 
Nếu chiếc máy ảnh của bạn khử noise không tốt thì đừng chụp với ISO cao. Thông thường máy ảnh du lịch chỉ nên chụp với ISO từ 400 trở xuống. Với máy ảnh ống kính rời, con số này có thể là 800, 1600 hoặc 3200 tùy theo mức độ hiện đại cũng như giá thành của chúng. Đây chính là một ví dụ về tránh để lộ điểm yếu của chiếc máy mình đang dùng.
 
Về phía người chụp, khi chưa chắc chắn về một thể loại ảnh chụp nào đó thì đừng “mạnh miệng” tuyên bố rằng mình có thể. Bởi ngay lập tức sau đó, rất có thể bạn sẽ rơi vào cảnh “há miệng mắc quai”, bị người khác nhờ chụp đúng thể loại đó. Những thể loại ảnh như phơi sáng, ngược sáng, “đóng băng” chuyển động mà GenK từng nhắc tới đều cần đến kiến thức vững vàng, sự luyện tập và phần nào đó sự trợ giúp từ thiết bị chứ không đơn giản cứ giơ máy lên là làm được.
 
Sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ
 
Không nhất thiết cứ phải là Photoshop, một phần mềm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ với các tính năng đơn giản, tự động cũng có thể khiến tấm hình của bạn trở nên đẹp hơn. Cá nhân người viết xin khuyến cáo các bạn thử cài đặt và sử dụng phần mềm miễn phí Photoscape phiên bản mới nhất 3.6.2 (HĐH Window). Đây là một phần mềm rất nhẹ, chỉ 15-16 Mb nhưng rất mạnh mẽ và thông minh. Link download tại đây: http://www.photoscape.org/ps/main/download.php/  
 
Bố cục trong nhiếp ảnh (phần II) 5
Phần mềm Photoscape với giao diện trực quan, dễ sử dụng.
 
Cách sử dụng một phần mềm chỉnh sửa hậu kỳ theo kiểu one-click (một nhát ăn luôn) này rất đơn giản: load ảnh vào, bấm vào nút auto (auto white balance là tự động cân bằng trắng lại cho ảnh, auto contrast là tự động tăng giảm độ tương phản lại cho ảnh, v..v..), so sánh với ảnh gốc – nếu thấy đẹp hơn thì save lại, không đẹp bằng thì undo.
 
Thu nhỏ hình trước khi chia sẻ và tăng độ sắc nét (sharpness) cho ảnh sau khi thu nhỏ (resize) hình
 
Với những dịch vụ chia sẻ ảnh trực tuyến như Flickr, 500px hay thậm chí Facebook, cũng đều có một mức giới hạn về dung lượng hoặc kích thước ảnh tối đa được upload lên. Lấy ví dụ với Facebook: nếu bạn upload một file ảnh với kích thước lớn hơn cho phép (tối đa là 1024 pixel), Facebook sẽ tự động resize lại ảnh của bạn tron quá trình uploading. Vấn đề là thuật toán mà Facebook sử dụng để resize ảnh có chất lượng rất tệ, kết quả là ảnh upload lên trên website này thường bị mất chi tiết và vỡ hình kinh khủng. Bởi vậy, bạn nên tự resize hình về kích thước tối đa này bằng một phần mềm nào đó (có thể là Photoscape ở trên) trước khi tải lên để tránh bị Facebook “mó tay vào”.
 
Sau khi resize hình, tức là lược bỏ bớt đi một số pixel trong hình mà phần mềm cho rằng không cần thiết, cần làm tăng độ nét lại cho tấm hình bằng cách sử dụng tính năng sharpen trong phần mềm chỉnh sửa trước khi upload.
 
Tránh lạm dụng chữ ký
 
Chữ ký giúp khẳng định bản quyền của tấm hình. Tuy nhiên, khi hình chụp ra còn chưa đẹp thì bạn đừng quá ham hố chuyện đóng lên nó một cái chữ ký thật oách theo kiểu “abc | photography” hay là “xyz photographer | copyright”.  Chữ ký lúc này rất dễ gây tác dụng ngược, khiến người xem thêm phản cảm với tấm hình.
 
Với một tấm hình đẹp, chữ ký cũng cần chọn lựa font màu cẩn thận, với kích thước vừa đủ và vị trí nằm hợp lý, tránh làm hỏng bố cục hoặc che mất những chi tiết quan trọng của tấm hình.
 
Và cuối cùng: đừng upload tràn lan
 
Thời đại của Facebook, việc đăng tải và chia sẻ ảnh trở nên rất đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy, trừ những album ảnh mang tính chất lưu niệm, với những album ảnh mang hơi hướng nghệ thuật một chút như “Street-life” (Đời thường), “Portrait” (Chân dung), hay “Sen”, “Tháng Tám mùa Thu”, “Chiều ngược nắng”, v…v.. hãy chắt lọc và chỉ đăng tải lên những tấm hình đắt giá nhất. Bấm Next liên tục để xem đến mười mấy tấm hình na ná nhau sẽ khiến người xem ngán đến tận cổ.

Nguồn tin: Genk

Bố Cục: Nghệ Thuật Tổ Chức Các Thành Phần Cơ Bản Nhiếp Ảnh

Hướng dẫn trình bầy bố cục 1 bức ảnh
Chương Mở Đầu

1. Bố cục và quá trình thành phẩm

Mỗi khi ta chuẩn bị chụp một tấm ảnh, mối quan tâm đầu tiên và chính nhất (đôi khi là mối quan tâm duy nhất) là làm sao chụp được một tấm ảnh hoàn hảo về kỹ thuật hay ít nhất là chấp nhận được, không bị những lỗi làm phân tâm tới cái thú ngắm (tôi thích chữ hưởng thụ hơn) một tấm ảnh đẹp. Ngày nay với những máy Digital và "Point-and-Shoot" hiện đại, người chụp không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, ví dụ như exposure như thế nào, lấy nét ra sao, có flash hay không, dường như máy làm hết những việc này cho ta. Dường như mối quan tâm duy nhất là làm sao giữ máy cho vững và bấm để thu lại những hình ảnh trước mặt. Chất lượng ảnh càng ngày càng nâng cao, độ nét, độ phân giải, màu sắc tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng vài năm.

Tuy nhiên, những ưu thế về kỹ thuật trên vẫn chưa đủ để thõa mãn một tấm ảnh đạt yêu cầu "hưởng thụ nhiếp ảnh". Có chăng là sự hiện đại của máy móc làm giảm nhẹ gánh nặng kỹ thuật và ta có nhiều thời giờ hơn quan sát chủ đề, ánh sáng, chọn góc chụp, thời chụp để đạt kết quả như ý hơn. Theo tôi, để gọi là "hưởng thụ nhiếp ảnh", ta cần:

1. Một con mắt (2 con) quan sát tốt để nhìn ra cái đẹp (beauty), cái đặc biệt khác thường (striking, different) của chủ đề hay cảnh tượng mà bình thường chúng ta có thể bỏ qua.

2. Sự cảm nhận về ánh sáng, ánh sáng tại hiện trường trong mối tương quan với chủ đề và cảnh vật, và nếu có thể được là làm sao cho nó tốt hơn (improve the lighting).

3. Quyết định cái gì là chủ đề và làm sao thu được vào ống kính hiệu quả nhất, bao gồm phần nào của chủ đề (khi chụp người), bao nhiêu không gian của cảnh tượng, góc chụp nào nên chọn, cái gì chung quanh chủ thể (surrounding) và có nên thu vào khung ảnh (viewfinder) không, foreground và background ra sao.

Ảnh sau, một cậu bé chuẩn bị "chúi", một sự việc thông thường, nhưng cái "không thông thường" là góc chụp mà tác giả cho ta một cái nhìn khác thường của sự việc. Cái khác thường dễ bỏ qua này gây ấn tượng cho ngươì nhìn và làm cho sự việc linh động hơn (Ảnh: loayhoay)



Ảnh sau, tác giả Lylong cho ta sự cảm nhận về ánh sáng, một ví dụ về sự quan sát ánh sáng và làm cho sự việc bình thường trở nên thú vị để quan sát (hưởng thụ nhiếp ảnh, sao tôi thích chữ này ghê). Tôi nghĩ nếu chủ đề nằm trong hoàn cảnh ánh sáng khác, chưa chắc sự việc đủ gây sức thu hút cho người xem ảnh.



Ảnh sau là ví dụ về sự quyết định cái gì sẽ được thu vào máy ảnh. Tác giả đứng trước cảnh tượng rộng, bên phải được gom lại vào khung chữ nhật thẳng đứng bên trái là hallway rộng, điều kiện ánh sáng nghịch, đường chéo duy nhất trong ảnh ở trung tâm như mời gọi người nhìn và gây trí tưởng tưởng về cảnh vật thật được thu lại (Ảnh: Trauvang)



3 yếu tố kể trên (quan sát hiện trường, cảm nhận ánh sáng, quyết định chủ đề) sẽ giúp ta có được một hình ảnh trong đầu, ở dạng phôi thai (concept, mental images). Vấn đề kế tiếp là sự hiểu biết về kỹ thuật để chuyển tải ý tưởng thành hiện thực một cách chính xác nhất mà ta đã hình dung. Chính kỹ thuật là phương tiện giúp cho người nhìn thấy được ý tưởng (mental images) của ta qua hình ảnh trên giấy (physical images), hoăc dùng trên internet (electronic images).

Ở giai đoạn "chuyển tải ý tưởng trong đầu" này, người chụp cần quyết định những yếu tố kỹ thuật như mức độ rõ của ảnh (range of sharpness, depth of field), loại ánh sáng (low-lighting, silhlouettes, ambient...), góc chụp("perspective" chữ này nghĩa đầy đủ hơn chữ "angle-shooting")... Nói chung là sự hiểu biết về dụng cụ thu hình và các features của máy (khẩu độ, tốc độ, focal length).

Bước cuối cùng là làm sao tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kể trên (photographic elements), để diễn đạt ý định của người chụp, gửi một thông điệp, hoặc đạt yêu cầu về thương mại. Cái gọi là "tổ chức" và "sắp xếp" chính là Bố Cục.

Tôi xin tóm gọn bằng biểu đồ sau:



Chú thích Anh ngữ:

Image at the stage of concept: Hình ảnh ở giai đoạn ý tưởng.
Observation: Quan sát
Knowledge of Lighting: Hiểu biết về ánh sáng
Subject Determination: Chọn lựa chủ đề

Image at the stage of Capture: Hình ảnh ở giai đoạn thu, nắm bắt.
The capabilities of Equipments: Khả năng thu ảnh của đồ nghề.
Technical Understanding: Sự hiểu biết về sử dụng đồ nghề và chức năng.

Image at the stage of Develop: Hình ảnh ở giai đoạn hình thành.
Post-processed, Printing: Hậu kỳ và in ấn.
Presentation: Trình bày.

Composition: Bố cục
Organizing, Arranging: Tổ chức và sắp xếp.
Như ta thấy bố cục là một quá trình liên tục từ khái niệm cho tới hình thành. Chữ "bố cục" ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng hơn chữ "bố cục" trong tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kinh điển (photographic elements) như điểm (point), đường nét (lines), hình dạng (shape), form (hình khối), màu sắc (colors). Tôi nghĩ "bố cục" nên hiểu theo nghĩa sáng tạo như người nhạc sĩ "compose" một bản nhạc. Ở mức độ này thì "bố cục" nó hàm chứa phần hồn (the message, the idea) hơn là phần ảnh (lines, shape, colors...).

Ảnh sau ở giai đoạn quan sát tôi nhận thấy đây là loại ánh sáng từ cửa sổ (window lighting), tôi muốn chụp kiểu profile.

Ở giai đoạn thu ảnh (capture), tôi chọn khẩu độ f/2.5 để đạt độ nét ở phần mặt (frontal), focal length 50mm để chủ đề không bị distorted (ở khoãng cách 3 feet), ở cự li này tôi không dùng flash vì ánh sáng chếch từ cửa sổ (nguồn duy nhất) đủ để gây hình khối, flash có thể làm "hại" (flat) cái shadow phía sau mang tai của chủ đề.



Ở giai đoạn hậu kỳ tôi cần thấy phải thêm shadow, và đặt chủ đề sao cho cân bằng hơn (thêm khoãng không trước mặt chủ đề, 1/4 so với khoãng không phía sau) nhằm mục đích diễn đạt trạng thái tâm lý bế tắc.


2. Bố cục và Mục đích

Một tấm ảnh được chụp với nhiều lý do khác nhau. Có người chụp ảnh vì những lý do rất cá nhân, như nhằm mục đích thu lại những sự kiện có tính cách gia đình, thân hữu hoặc những diễn biến trong nội bộ sinh hoạt của công ti. Đôi khi chỉ nhằm giữ lại những kỹ niệm của nhưng nơi họ du lịch. Những tấm ảnh như vậy chỉ đơn giản thỏa mãn ý thích người chụp và mang đến niềm vui của những người có mặt trong ảnh. Yêu cầu chủ yếu về kỹ thuật của thể loại này là làm sao ảnh đạt được độ nét cao, đúng exposure để màu sắc nhìn tự nhiên trung thực, và có thêm chăng là giữ máy sao cho ảnh nhìn ngay ngắn không bị nghiêng (slanted). Những yêu cầu tối thiểu này giúp người xem ảnh "hưởng thụ" (enjoy) tấm ảnh hơn không bị căng mắt nhìn để đoán xem cái gì xảy ra trong ảnh hoặc ai là người ở trong ảnh (trường hợp ảnh bị sai nét (out-focus), ám màu (over-cast)).

Ví dụ như ảnh sau chỉ có ý nghĩa và mang niềm vui đến với những người có mặt trong ảnh (có em ở trỏng nữa, hi hi) mà thôi (ảnh: apham).

Những người chụp ảnh chuyên nghiệp (professional photographers: hiểu theo nghĩa chụp ảnh như là nghề nghiệp) không những cố gắng tạo ra những hình ảnh thỏa mãn họ mà còn phải thỏa mãn người mướn họ chụp. Vấn đề hoàn chỉnh kỹ thuật là đương nhiên mà còn phải mang đến cho người xem một thông điệp nhằm mục đích thương mại.

Ảnh sau được chụp không những tôi cố gắng thu lại "ambient light" của hiện trường mà còn phải làm sao thể hiện không khí ngày vui và giây phút hạnh phúc trên sàn nhảy của cô dâu chú rể là những người mướn tôi chụp (ảnh: hafoto)



Không những nhóm "professional photographers", quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và thông điệp này, nhóm "serious amateurs" (là những người không chụp vì tiền nhưng hiểu biết về kỹ thuật nhiếp ảnh ở trình độ như là "professional photographers") củng cố gắng mang đến cho người xem ảnh những tác phẩm (fine art) đạt trình độ cao về đẹp (beauty), khác biệt (unique), và thú vị (exciting). Những tấm ảnh như vậy gây ấn tượng thị giác cực mạnh (strong visual impac) làm cho người xem phải xem đi xem lại, thậm chí xem xong rồi vẫn còn nhớ (ám ảnh! hi hi).

Yếu tố Bố Cục là nguyên nhân chính: gửi đến cho người nhìn một thông điệp (message) bằng phương tiện đơn giản nhất (simplest), rõ ràng nhất (clearest), và hiểu quả nhất (most effective).

Những tấm ảnh đầy thi vị (fascinating) được sáng tác một cách đơn giản không gì hơn ngoài những đường nét, hình khối, và màu sắc (ảnh: ravic)



Ảnh sau là một ví dụ đơn giản và hiệu quả về sự kết hợp giữa đường dọc (vertical line), đường ngang (horizontal line) và đường xiên (diagonal line) để tạo bố cục gợi cho người xem dấu tích thời gian (ảnh: xichlo)



Con đường ngoằn ngoèo (bác nào đánh vần dùm em chữ này ạ, hi hi) nơi trung tâm phía dưới ảnh là thành phần duy nhất (main element) dẫn mắt người nhìn đi vào trung tâm ảnh. Sương mù có tác dụng gợi lên không khí ảnh (tôi muốn dùng chữ "mood" mà không biết diễn đạt làm sao). (ảnh: Nhiếp Ảnh Gia Hoàng Nhiệm).


 
  1. 3. Bố cục và Phong cách

    Điều cần thiết của người "photographer" không những là nắm vững kỹ thuật (mastering skills and techniques) để sáng tạo ra những tấm ảnh
  2.  
  3. đẹp (good images) mà còn phải tìm cho mình một phong cách riêng (style) với bố cục mang tính cách của mình (personalized composition).

    Như trên tôi đã đề cập, nếu "Bố Cục và Quá Trình Thành Phẩm" tập trung vào kỹ thuật (how to), "Bố Cục và Mục Đích" tập trung vào lý do,
  4.  
  5. nguyên nhân (why), thì "Bố Cục và Phong Cách" tập trung vào cái gì được sáng tạo (what).
  6.  

  7. Để tìm được phong cách riêng người "photographer" cần tìm cho mình một phương hướng chủ đề (theme). Có người thích chụp phong cảnh, có
  8.  
  9. người chỉ chụp chân dung, có người thích chụp film, có người chỉ chụp trắng đen, có người thích chụp đời thường....(kể ra thì vô vàn).

    Kế đến người "photographer" phải hiểu lý do tại sao mình thích lựa chọn kỹ thuật mà mình áp dụng vào tác phẩm của mình và có thể lý giải
  10.  
  11. một cách rõ ràng quan điểm của mình.



    Chú thích tiếng Anh:

    Choosing Theme: Chọn phương hướng và chủ đề chụp

    Understanding Technical Choices: Hiểu biết và khả năng lý giải sự lựa chọn kỹ thuật mà mình xử dụng.

    Personal Style: Phong cách riêng
     
  12. Tới đây, tôi xin đi đến một định nghĩa về bố cục làm nền tảng cho những bài viết kế tiếp.

    Định nghĩa này dựa trên 3 lập luận (Assumptions):

    1. Bố Cục và Quá Trình Thành Phẩm

    2. Bố Cục và Mục Đích

    3. Bố Cục và Phong Cách


    Lập luận 3 có tính cách tùy chọn (optional) nên tôi để vào ngoặc vuông [],


    Bố cục là kỹ thuật tổ chức và sắp xếp [một cách chủ quan] các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh để đạt yêu cầu về thiết kế hình
  13.  
  14. họa (photographic), để thỏa mãn mục đích về nội dung và [để thể hiện ý định và tư tưởng của người chụp].

    Thành phần cơ bản của nhiếp ảnh chia làm 2 loại:

    1. Loại có tính cách đồ họa (graphic): điểm, đường, hình dạng, hình khối.

    2. Loại có tính cách hình họa (photographic): Lighting (highlight, shadow), độ nét (chiều sâu ảnh trường, nét căng, nét mềm), sắp đặt chủ đề
  15.  
  16. (subject placement).
Chương 1: Bố Cục và Khổ Ảnh (Image Format)

1. Bố cục liên quan mật thiết đến Khổ ảnh

Một bố cục chặt chẽ liên quan mật thiết đến Khổ ảnh, điều đó không có nghĩa rằng ta phải học cách bố cục cho từng Khổ ảnh một. Một khi đã nắm được kỹ thuật sắp đặt chủ đề (subject placement) thì ta có thể áp dụng cho mọi khổ ảnh, cho dù đó là hình chữ nhật (ngang, dọc), panoramic, và khổ vuông (square). Măc dù mỗi Khổ ảnh có yêu cầu riêng phù hợp với một hình thức bố cục chặt chẽ nhưng căn bản về bố cục vẫn là như nhau (chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này ở những chương sau). Nếu như bạn là người chuyên chụp máy Khổ chữ nhật bạn không phải lo lắng nhiều nếu như ai đó đưa bạn máy Khổ vuông cho bạn chụp (bạn chỉ cần biết chỗ bấm máy là được rồi, hi hi)
 

Nguồn tin: Haphoto

Nhiếp ảnh cơ bản- Bố cục

Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
Nhiếp ảnh cơ bản- Bố cụcNhiếp ảnh cơ bản- Bố cục
Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…

Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.

Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.
1 - Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.
2 -Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh.

Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút… Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.
3 - Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng n*** trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
4 - Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
5 - Chụm vào tản ra
Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.

Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.
6 - Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.
Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):

- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.


Lý thuyết khác : bố cục cơ bản

Ai trong chúng ta cũng đều thích cái đẹp và hơn thế nữa chúng ta đều muốn mình tạo ra cái đẹp. Và một tác phẩm ưng ý, một tác phẩm đẹp là ước muốn không chỉ của các nhiếp ảnh gia mà của mọi người khi cầm máy ảnh để chụp ảnh.

Để trở thành một nhiếp ảnh gia với các bức ảnh để đời quả lá khó, nhưng để có được những bức ảnh đẹp thì cũng không khó lắm nếu ta nắm được các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản nhất.

Xin giới thiệu với các bạn bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Các nhiếp ảnh gia, nhà báo... trước khi có những tấm ảnh đẹp, để đời thì chắc chắn trong đầu họ cái bố cụ này đã nằm sẵn từ lúc nào.

Mời bác bạn xem tấm hình sau:

Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục

Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục

Quan sát hình trên ta thấy:
Hai dòng kẻ dọc và ngang chia hình thành 3 phần bằng nhau và gặp nhau tại 4 điểm.
Trong nhiếp ảnh ta gọi 4 đường đó là 4 đường mạnh và 4 điểm đó là 4 điểm mạnh. Hai đường nằm ngang còn gọi là hai đường chân trời.
Trong khi chụp hình người chụp phải cố gắng đưa chủ đề cần chụp vào gần hoặc trùng các đường mạnh, điểm mạnh trên.
Đây là bố cục căn bản nhất, bất cứ người chụp ảnh nào cũng cần phải ghi nhớ trong đầu để mỗi khi nhìn, ngắm chụp đều lôi ra để áp dụng.
Và dĩ nhiên là trong cả hội họa, điện ảnh, kiến trúc thì đây cũng là bố cục cơ bản nhất.

ví dụ:
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục  

Ngoài ra ta còn gọi hai đường ngang là hai đường chân trời. Khi chụp ảnh phong cảnh có đường chân trời thì ta đặt đường chân trời nằm gần hoặc ngay tại hai đường trên tùy ý đồ thể hiện của ta.
Ví dụ: Khi muốn thể hiện sự bao la của bầu trời, thì ta chọn đường dưới là đường chân trời.



Nguyên tắc tỉ lệ vàng (Golden Section rule)
Qua quan sát, người ta phát hiện ra rằng trong có 1 số điểm trong 1 bố cục ảnh thu hút sự tập trung của người xem ảnh hơn so với những điểm khác. Tương tự như vậy, rất nhiều vật trong tự nhiên cũng như vật do con người tạo ra theo 1 tỉ lệ nhất định tạo cho người xem cảm giác dễ chịu, thoải mái. Leonardo Da Vinci đã nghiên cứu rất kỹ nguyên tắc tạo nên sự hài hòa và đẹp và đặt tên cho nó là Tỉ Lệ Vàng. Thật ra từ trước khi Leonardo đưa ra khái niệm Tỷ lệ vàng này, người Babylon, Ai cập và Hy lạp cổ đã áp dụng con số này rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hoặc các tác phẩm nghệ thuật (bạn có thể xem thêm tác phầm Da Vinci Code của Dan Brown để xem cách kiến giải của ông về vấn đề này – ND)

Để cảm nhận cụ thể hơn về những điểm đặc biệt theo nguyên tắc bố cục của Tỷ lệ vàng, hãy tưởng tượng 1 bức ảnh được chia thành 9 phần không đều nhau bằng 4 đường thằng. Mỗi đường được vẽ sao cho tỷ lệ giữa chiều rộng của phần diện tích nhỏ hơn của bức ảnh và chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn bằng đúng tỷ lệ giữa chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn và chiều rộng của cả bức ảnh. 4 giao điểm của 4 đường thẳng nói trên được gọi là 4 điểm vàng của bức ảnh.
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
Nguyên tắc đường chéo


Mỗi cạnh của 1 bức ảnh đều được chia làm 2 phần đều nhau và mỗi phần nhỏ lại tiếp tục được chia thành 3 phần đều nhau. Làm tương tự cho cạnh kế bên, ta sẽ nối điểm mốc trên để tạo thành 1 khung dọc theo đừơng chéo của khung ảnh. Theo nguyên tắc bố cục này, các thành phần quan trọng của bức ảnh nên được đặt trong khung vừa được xác định ở trên để tạo sự chú ý tốt nhất của người xem ảnh.
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
Những thành phần dạng đường thẳng như con đường, dòng nước, hàng rào khi đặt theo đường chéo sẽ tạo cho bức ảnh tính động (dynamic) cao hơn nhiều so với khii đặt chúng theo chiều ngang.
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
Nhiếp ảnh cơ bản: Bố cục
 

10 mẹo chụp ảnh với bố cục nhịp điệu

Bố cục nhịp điệu là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tạo hình nhiếp ảnh. Bố cục nhịp điệu đem đến cho người xem ảnh cảm giác bức ảnh uyển chuyển, dịu dàng, không thô cứng và đầy quyến rũ.
Bố cục nhịp điệu kết cấu từ những đường thẳng, đường cong… sự trùng lặp mang lại cảm giác chủ thể không đứng yên mà luôn luôn vận động nhịp nhàng. Ưu điểm của bố cục nhịp điệu là không rối, ít chi tiết thừa. Bố cục nhịp điệu dễ dàng bắt gặp trong các công trình kiến trúc hay kết cấu tự nhiên của động thực vật…
Những chi tiết “lặp đi lặp lại”


Sự "lặp đi lặp lại" tạo nên bố cục nhịp điệu đẹp mắt
Với bố cục nhịp điệu, bất cứ chi tiết nào “lặp đi lặp lại” chính nó đều tạo thành kết cấu nhịp điệu. Bạn có thể tìm thấy bố cục này khi quan sát cấu trúc của những ngôi nhà chung cư hay những hàng cây trên đường, những ngọn núi nhấp nhô và chính cấu trúc chi tiết đồ vật trong căn phòng của bạn. Với những chi tiết lặp đi lặp lại nhiều lần còn tạo ra hiệu ứng “ảo giác". 
Chất liệu

Chất liệu tạp cảm xúc mạnh mẽ cho bức ảnh
Chụp chất liệu kết cấu của vật thể bạn sẽ khiến người xem cảm nhận được một khía cạnh nào đó của chủ đề và cảm giác như tiếp xúc gần hơn với vật thể đó.
Những kết cấu, mịn màng, mềm mại, gồ ghề hay thô cứng có thể tạo ra những hình ảnh thú vị khi quan sát kỹ lưỡng. Ví dụ, kết cấu trên lớp vỏ của thân cây, những bức tường rêu cũ hay những chi tiết kim loại hoen ố… Với những chi tiết này nên sử dụng ánh sáng chếch ngược để chiếu sáng cho chi tiết thêm phần “thô ráp”, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Ngược lại, những chi tiết cần tạo sự quyến rũ, sử dụng ánh sáng phân tán.
Đối xứng 


 Góc nhìn chính diện hoàn hảo cho bố cục nhịp điệu đối xứng

Những chi tiết đối xứng chính là bản chất của bố cục nhịp điệu. Đối xứng cung cấp tỉ lệ cân bằng và đồng bộ hoàn hảo cho các yếu tốt trong cảnh. Nó có thể tạo ra hay phá hủy các chi tiết ảnh.

Do đó, việc lựa chọn góc chụp trong tình huống này rất quan trọng. Và góc nhìn chính diện hiệu quả nhất trong tình huống này để ghi lại hình ảnh nhịp điệu hoàn hảo hơn.
Đường thẳng và đường cong 


Những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh

Sự sắp xếp của các đường thẳng và đường cong trên khung hình dẫn mắt người xem vào chi tiết bạn muốn người xem chú ý tới. Tuy chỉ là ảnh 2D nhưng những bức ảnh có thêm đường dẫn nhịp điệu này sẽ giúp hình ảnh có không gian hơn.

Trong khi đó, các đường thẳng đứng dẫn chiều sâu hay mở rộng tầm nhìn và những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh.
Lấy đầy khuôn hình vào chi tiết 


“Cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài

Khi bạn muốn chụp những chi tiết có sự lặp lại, hãy cố gắng lấp đầy toàn bộ khung hình để nhấn mạnh các chi tiết của hình ảnh, đồng thời sẽ loại bỏ phồng nền lộn xộn phía sau. Có thể zoom cận vào đường dây, đường cong hay chất liệu của vật, “cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài bằng cách sử dụng ống kính tele hoặc crop lại sau khi đã có hình ảnh.

Sắc thái của chi tiết 


Ánh sáng và màu sắc tạo nên sắc thái khác nhau cho bố cục nhịp điệu

Những chi tiết lặp đi lặp lại có thể quá đơn điệu, kém hấp dẫn nếu thiếu đi sắc thái hay ánh sáng trong ảnh. Do vậy, hãy cố găng đưa vào ảnh sự tương phản rõ rệt của ánh sáng hay màu sắc.

Bạn có thể lợi dụng ánh sáng mặt trời hay sử dụng đèn chiếu sáng để đưa ánh sáng vào ảnh, tạo sự tương phản giữa vùng sáng và vùng tối. Một số chi tiết sẽ nổi bật hơn khi có ánh sáng hay mang màu sắc mềm mại và tinh tế hơn, trong khi những chi tiết vùng tối và đậm màu mang lại cảm giác mạnh mẽ.
Khẩu độ
Hãy tập trung vào các chi tiết lặp lại mà bạn muốn nhấn mạnh để đặt khẩu độ thích hợp. Với những khung cảnh có phông nên lộn xộn, mở khẩu độ lớn f/5.6, f/4,f/ 3.2… để xóa phông, tập trung tầm nhìn của người xem vào chi tiết lặp lại. Còn những khung cảnh có không gian rộng, đủ để lấp đầy khuôn hình khì khép khẩu độ nhỏ f/8, f/11,f/16… để tạo độ sâu trường ảnh, lấy nét toàn bộ khung cảnh.
Nổi bật một phần trong bố cục nhịp điệu


Lấy nét vào một chi tiết trong bố cục nhịp điệu

Để phá vỡ sự đơn điệu của bố cục, bạn có thể sáng tạo với những hiệu ứng thú vị mà những kỹ thuật nhiếp ảnh đơn giản mang lại. Ví dụ, khi chụp trong mộ luống hoa hoặc những chai bia xếp đều trên bàn, hãy mở khẩu độ lớn đển lấy nét vào một bông hoa, một chai bia, làm cho những phần khác mờ đi, nổi bật một chi tiết duy nhất trong bố cục.

Bằng cách này bạn sẽ có một cái nhìn cận cảnh, một cách nhìn mới trong một khung cảnh thân quen.
"Zoom” vào các chi tiết
Để có được những hình ảnh nhịp điệu lạ mắt bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp macro. Nhìn cận cảnh vào từng chi tiết của vật thể bạn sẽ khám phá ra kết cấu và các chi tiết mới.
Tập quan sát và sáng tạo 

Những chi tiết “lặp đi lặp lại”
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Sự "lặp đi lặp lại" tạo nên bố cục nhịp điệu đẹp mắt
Với bố cục nhịp điệu, bất cứ chi tiết nào “lặp đi lặp lại” chính nó đều tạo thành kết cấu nhịp điệu. Bạn có thể tìm thấy bố cục này khi quan sát cấu trúc của những ngôi nhà chung cư hay những hàng cây trên đường, những ngọn núi nhấp nhô và chính cấu trúc chi tiết đồ vật trong căn phòng của bạn. Với những chi tiết lặp đi lặp lại nhiều lần còn tạo ra hiệu ứng “ảo giác”.
Chất liệu
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Chất liệu tạp cảm xúc mạnh mẽ cho bức ảnh
Chụp chất liệu kết cấu của vật thể bạn sẽ khiến người xem cảm nhận được một khía cạnh nào đó của chủ đề và cảm giác như tiếp xúc gần hơn với vật thể đó.
Những kết cấu, mịn màng, mềm mại, gồ ghề hay thô cứng có thể tạo ra những hình ảnh thú vị khi quan sát kỹ lưỡng. Ví dụ, kết cấu trên lớp vỏ của thân cây, những bức tường rêu cũ hay những chi tiết kim loại hoen ố… Với những chi tiết này nên sử dụng ánh sáng chếch ngược để chiếu sáng cho chi tiết thêm phần “thô ráp”, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Ngược lại, những chi tiết cần tạo sự quyến rũ, sử dụng ánh sáng phân tán.
Đối xứng
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Góc nhìn chính diện hoàn hảo cho bố cục nhịp điệu đối xứng
Những chi tiết đối xứng chính là bản chất của bố cục nhịp điệu. Đối xứng cung cấp tỉ lệ cân bằng và đồng bộ hoàn hảo cho các yếu tốt trong cảnh. Nó có thể tạo ra hay phá hủy các chi tiết ảnh.
Do đó, việc lựa chọn góc chụp trong tình huống này rất quan trọng. Và góc nhìn chính diện hiệu quả nhất trong tình huống này để ghi lại hình ảnh nhịp điệu hoàn hảo hơn.
Đường thẳng và đường cong
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh
Sự sắp xếp của các đường thẳng và đường cong trên khung hình dẫn mắt người xem vào chi tiết bạn muốn người xem chú ý tới. Tuy chỉ là ảnh 2D nhưng những bức ảnh có thêm đường dẫn nhịp điệu này sẽ giúp hình ảnh có không gian hơn.
Trong khi đó, các đường thẳng đứng dẫn chiều sâu hay mở rộng tầm nhìn và những đường ngang dẫn đôi mắt bạn vào vùng tập trung của bức ảnh.
Lấy đầy khuôn hình vào chi tiết
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
“Cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài
Khi bạn muốn chụp những chi tiết có sự lặp lại, hãy cố gắng lấp đầy toàn bộ khung hình để nhấn mạnh các chi tiết của hình ảnh, đồng thời sẽ loại bỏ phồng nền lộn xộn phía sau. Có thể zoom cận vào đường dây, đường cong hay chất liệu của vật, “cô lập” các chi tiết với phần dư thừa bên ngoài bằng cách sử dụng ống kính tele hoặc crop lại sau khi đã có hình ảnh.
Sắc thái của chi tiết
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Ánh sáng và màu sắc tạo nên sắc thái khác nhau cho bố cục nhịp điệu
Những chi tiết lặp đi lặp lại có thể quá đơn điệu, kém hấp dẫn nếu thiếu đi sắc thái hay ánh sáng trong ảnh. Do vậy, hãy cố găng đưa vào ảnh sự tương phản rõ rệt của ánh sáng hay màu sắc.
Bạn có thể lợi dụng ánh sáng mặt trời hay sử dụng đèn chiếu sáng để đưa ánh sáng vào ảnh, tạo sự tương phản giữa vùng sáng và vùng tối. Một số chi tiết sẽ nổi bật hơn khi có ánh sáng hay mang màu sắc mềm mại và tinh tế hơn, trong khi những chi tiết vùng tối và đậm màu mang lại cảm giác mạnh mẽ.
Khẩu độ
Hãy tập trung vào các chi tiết lặp lại mà bạn muốn nhấn mạnh để đặt khẩu độ thích hợp. Với những khung cảnh có phông nên lộn xộn, mở khẩu độ lớn f/5.6, f/4,f/ 3.2… để xóa phông, tập trung tầm nhìn của người xem vào chi tiết lặp lại. Còn những khung cảnh có không gian rộng, đủ để lấp đầy khuôn hình khì khép khẩu độ nhỏ f/8, f/11,f/16… để tạo độ sâu trường ảnh, lấy nét toàn bộ khung cảnh.
Nổi bật một phần trong bố cục nhịp điệu
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Lấy nét vào một chi tiết trong bố cục nhịp điệu
Để phá vỡ sự đơn điệu của bố cục, bạn có thể sáng tạo với những hiệu ứng thú vị mà những kỹ thuật nhiếp ảnh đơn giản mang lại. Ví dụ, khi chụp trong mộ luống hoa hoặc những chai bia xếp đều trên bàn, hãy mở khẩu độ lớn đển lấy nét vào một bông hoa, một chai bia, làm cho những phần khác mờ đi, nổi bật một chi tiết duy nhất trong bố cục.
Bằng cách này bạn sẽ có một cái nhìn cận cảnh, một cách nhìn mới trong một khung cảnh thân quen.
"Zoom” vào các chi tiết
Để có được những hình ảnh nhịp điệu lạ mắt bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp macro. Nhìn cận cảnh vào từng chi tiết của vật thể bạn sẽ khám phá ra kết cấu và các chi tiết mới.
Tập quan sát và sáng tạo
ky-thuat-nhiep-anh, ky thuat nhiep anh, nhiep anh, meo chup anh, bo cuc nhip dieu, nhip dieu
Hãy tập quan sát và sáng tạo với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo
Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệp và ảnh đẹp hơn khi quan sát thật cẩn thận và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Chú ý chi tết các loài cây, rèm, cửa số của những tòa nhà lớn, các đám mây, mặt đất, gân lá cây… với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo.

Hãy tập quan sát và sáng tạo với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo

Bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệp và ảnh đẹp hơn khi quan sát thật cẩn thận và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Chú ý chi tết các loài cây, rèm, cửa số của những tòa nhà lớn, các đám mây, mặt đất, gân lá cây… với một cái nhìn giàu chí tưởng tượng và sáng tạo.