Hướng dẫn trình bầy bố cục 1 bức ảnh
Chương Mở Đầu
1. Bố cục và quá trình thành phẩm
Mỗi khi ta chuẩn bị chụp một tấm ảnh, mối quan tâm đầu tiên và chính nhất (đôi khi là mối quan tâm duy nhất) là làm sao chụp được một tấm ảnh hoàn hảo về kỹ thuật hay ít nhất là chấp nhận được, không bị những lỗi làm phân tâm tới cái thú ngắm (tôi thích chữ hưởng thụ hơn) một tấm ảnh đẹp. Ngày nay với những máy Digital và "Point-and-Shoot" hiện đại, người chụp không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, ví dụ như exposure như thế nào, lấy nét ra sao, có flash hay không, dường như máy làm hết những việc này cho ta. Dường như mối quan tâm duy nhất là làm sao giữ máy cho vững và bấm để thu lại những hình ảnh trước mặt. Chất lượng ảnh càng ngày càng nâng cao, độ nét, độ phân giải, màu sắc tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng vài năm.
Tuy nhiên, những ưu thế về kỹ thuật trên vẫn chưa đủ để thõa mãn một tấm ảnh đạt yêu cầu "hưởng thụ nhiếp ảnh". Có chăng là sự hiện đại của máy móc làm giảm nhẹ gánh nặng kỹ thuật và ta có nhiều thời giờ hơn quan sát chủ đề, ánh sáng, chọn góc chụp, thời chụp để đạt kết quả như ý hơn. Theo tôi, để gọi là "hưởng thụ nhiếp ảnh", ta cần:
1. Một con mắt (2 con) quan sát tốt để nhìn ra cái đẹp (beauty), cái đặc biệt khác thường (striking, different) của chủ đề hay cảnh tượng mà bình thường chúng ta có thể bỏ qua.
2. Sự cảm nhận về ánh sáng, ánh sáng tại hiện trường trong mối tương quan với chủ đề và cảnh vật, và nếu có thể được là làm sao cho nó tốt hơn (improve the lighting).
3. Quyết định cái gì là chủ đề và làm sao thu được vào ống kính hiệu quả nhất, bao gồm phần nào của chủ đề (khi chụp người), bao nhiêu không gian của cảnh tượng, góc chụp nào nên chọn, cái gì chung quanh chủ thể (surrounding) và có nên thu vào khung ảnh (viewfinder) không, foreground và background ra sao.
Ảnh sau, một cậu bé chuẩn bị "chúi", một sự việc thông thường, nhưng cái "không thông thường" là góc chụp mà tác giả cho ta một cái nhìn khác thường của sự việc. Cái khác thường dễ bỏ qua này gây ấn tượng cho ngươì nhìn và làm cho sự việc linh động hơn (Ảnh: loayhoay)
Ảnh sau, tác giả Lylong cho ta sự cảm nhận về ánh sáng, một ví dụ về sự quan sát ánh sáng và làm cho sự việc bình thường trở nên thú vị để quan sát (hưởng thụ nhiếp ảnh, sao tôi thích chữ này ghê). Tôi nghĩ nếu chủ đề nằm trong hoàn cảnh ánh sáng khác, chưa chắc sự việc đủ gây sức thu hút cho người xem ảnh.
Ảnh sau là ví dụ về sự quyết định cái gì sẽ được thu vào máy ảnh. Tác giả đứng trước cảnh tượng rộng, bên phải được gom lại vào khung chữ nhật thẳng đứng bên trái là hallway rộng, điều kiện ánh sáng nghịch, đường chéo duy nhất trong ảnh ở trung tâm như mời gọi người nhìn và gây trí tưởng tưởng về cảnh vật thật được thu lại (Ảnh: Trauvang)
3 yếu tố kể trên (quan sát hiện trường, cảm nhận ánh sáng, quyết định chủ đề) sẽ giúp ta có được một hình ảnh trong đầu, ở dạng phôi thai (concept, mental images). Vấn đề kế tiếp là sự hiểu biết về kỹ thuật để chuyển tải ý tưởng thành hiện thực một cách chính xác nhất mà ta đã hình dung. Chính kỹ thuật là phương tiện giúp cho người nhìn thấy được ý tưởng (mental images) của ta qua hình ảnh trên giấy (physical images), hoăc dùng trên internet (electronic images).
Ở giai đoạn "chuyển tải ý tưởng trong đầu" này, người chụp cần quyết định những yếu tố kỹ thuật như mức độ rõ của ảnh (range of sharpness, depth of field), loại ánh sáng (low-lighting, silhlouettes, ambient...), góc chụp("perspective" chữ này nghĩa đầy đủ hơn chữ "angle-shooting")... Nói chung là sự hiểu biết về dụng cụ thu hình và các features của máy (khẩu độ, tốc độ, focal length).
Bước cuối cùng là làm sao tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kể trên (photographic elements), để diễn đạt ý định của người chụp, gửi một thông điệp, hoặc đạt yêu cầu về thương mại. Cái gọi là "tổ chức" và "sắp xếp" chính là Bố Cục.
Tôi xin tóm gọn bằng biểu đồ sau:
Chú thích Anh ngữ:
Image at the stage of concept: Hình ảnh ở giai đoạn ý tưởng.
Observation: Quan sát
Knowledge of Lighting: Hiểu biết về ánh sáng
Subject Determination: Chọn lựa chủ đề
Image at the stage of Capture: Hình ảnh ở giai đoạn thu, nắm bắt.
The capabilities of Equipments: Khả năng thu ảnh của đồ nghề.
Technical Understanding: Sự hiểu biết về sử dụng đồ nghề và chức năng.
Image at the stage of Develop: Hình ảnh ở giai đoạn hình thành.
Post-processed, Printing: Hậu kỳ và in ấn.
Presentation: Trình bày.
Composition: Bố cục
Organizing, Arranging: Tổ chức và sắp xếp.
Như ta thấy bố cục là một quá trình liên tục từ khái niệm cho tới hình thành. Chữ "bố cục" ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng hơn chữ "bố cục" trong tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kinh điển (photographic elements) như điểm (point), đường nét (lines), hình dạng (shape), form (hình khối), màu sắc (colors). Tôi nghĩ "bố cục" nên hiểu theo nghĩa sáng tạo như người nhạc sĩ "compose" một bản nhạc. Ở mức độ này thì "bố cục" nó hàm chứa phần hồn (the message, the idea) hơn là phần ảnh (lines, shape, colors...).
Ảnh sau ở giai đoạn quan sát tôi nhận thấy đây là loại ánh sáng từ cửa sổ (window lighting), tôi muốn chụp kiểu profile.
Ở giai đoạn thu ảnh (capture), tôi chọn khẩu độ f/2.5 để đạt độ nét ở phần mặt (frontal), focal length 50mm để chủ đề không bị distorted (ở khoãng cách 3 feet), ở cự li này tôi không dùng flash vì ánh sáng chếch từ cửa sổ (nguồn duy nhất) đủ để gây hình khối, flash có thể làm "hại" (flat) cái shadow phía sau mang tai của chủ đề.
Ở giai đoạn hậu kỳ tôi cần thấy phải thêm shadow, và đặt chủ đề sao cho cân bằng hơn (thêm khoãng không trước mặt chủ đề, 1/4 so với khoãng không phía sau) nhằm mục đích diễn đạt trạng thái tâm lý bế tắc.
Chương 1: Bố Cục và Khổ Ảnh (Image Format)
1. Bố cục liên quan mật thiết đến Khổ ảnh
Một bố cục chặt chẽ liên quan mật thiết đến Khổ ảnh, điều đó không có nghĩa rằng ta phải học cách bố cục cho từng Khổ ảnh một. Một khi đã nắm được kỹ thuật sắp đặt chủ đề (subject placement) thì ta có thể áp dụng cho mọi khổ ảnh, cho dù đó là hình chữ nhật (ngang, dọc), panoramic, và khổ vuông (square). Măc dù mỗi Khổ ảnh có yêu cầu riêng phù hợp với một hình thức bố cục chặt chẽ nhưng căn bản về bố cục vẫn là như nhau (chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này ở những chương sau). Nếu như bạn là người chuyên chụp máy Khổ chữ nhật bạn không phải lo lắng nhiều nếu như ai đó đưa bạn máy Khổ vuông cho bạn chụp (bạn chỉ cần biết chỗ bấm máy là được rồi, hi hi)
1. Bố cục và quá trình thành phẩm
Mỗi khi ta chuẩn bị chụp một tấm ảnh, mối quan tâm đầu tiên và chính nhất (đôi khi là mối quan tâm duy nhất) là làm sao chụp được một tấm ảnh hoàn hảo về kỹ thuật hay ít nhất là chấp nhận được, không bị những lỗi làm phân tâm tới cái thú ngắm (tôi thích chữ hưởng thụ hơn) một tấm ảnh đẹp. Ngày nay với những máy Digital và "Point-and-Shoot" hiện đại, người chụp không phải lo lắng nhiều về kỹ thuật, ví dụ như exposure như thế nào, lấy nét ra sao, có flash hay không, dường như máy làm hết những việc này cho ta. Dường như mối quan tâm duy nhất là làm sao giữ máy cho vững và bấm để thu lại những hình ảnh trước mặt. Chất lượng ảnh càng ngày càng nâng cao, độ nét, độ phân giải, màu sắc tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng vài năm.
Tuy nhiên, những ưu thế về kỹ thuật trên vẫn chưa đủ để thõa mãn một tấm ảnh đạt yêu cầu "hưởng thụ nhiếp ảnh". Có chăng là sự hiện đại của máy móc làm giảm nhẹ gánh nặng kỹ thuật và ta có nhiều thời giờ hơn quan sát chủ đề, ánh sáng, chọn góc chụp, thời chụp để đạt kết quả như ý hơn. Theo tôi, để gọi là "hưởng thụ nhiếp ảnh", ta cần:
1. Một con mắt (2 con) quan sát tốt để nhìn ra cái đẹp (beauty), cái đặc biệt khác thường (striking, different) của chủ đề hay cảnh tượng mà bình thường chúng ta có thể bỏ qua.
2. Sự cảm nhận về ánh sáng, ánh sáng tại hiện trường trong mối tương quan với chủ đề và cảnh vật, và nếu có thể được là làm sao cho nó tốt hơn (improve the lighting).
3. Quyết định cái gì là chủ đề và làm sao thu được vào ống kính hiệu quả nhất, bao gồm phần nào của chủ đề (khi chụp người), bao nhiêu không gian của cảnh tượng, góc chụp nào nên chọn, cái gì chung quanh chủ thể (surrounding) và có nên thu vào khung ảnh (viewfinder) không, foreground và background ra sao.
Ảnh sau, một cậu bé chuẩn bị "chúi", một sự việc thông thường, nhưng cái "không thông thường" là góc chụp mà tác giả cho ta một cái nhìn khác thường của sự việc. Cái khác thường dễ bỏ qua này gây ấn tượng cho ngươì nhìn và làm cho sự việc linh động hơn (Ảnh: loayhoay)
Ảnh sau, tác giả Lylong cho ta sự cảm nhận về ánh sáng, một ví dụ về sự quan sát ánh sáng và làm cho sự việc bình thường trở nên thú vị để quan sát (hưởng thụ nhiếp ảnh, sao tôi thích chữ này ghê). Tôi nghĩ nếu chủ đề nằm trong hoàn cảnh ánh sáng khác, chưa chắc sự việc đủ gây sức thu hút cho người xem ảnh.
Ảnh sau là ví dụ về sự quyết định cái gì sẽ được thu vào máy ảnh. Tác giả đứng trước cảnh tượng rộng, bên phải được gom lại vào khung chữ nhật thẳng đứng bên trái là hallway rộng, điều kiện ánh sáng nghịch, đường chéo duy nhất trong ảnh ở trung tâm như mời gọi người nhìn và gây trí tưởng tưởng về cảnh vật thật được thu lại (Ảnh: Trauvang)
3 yếu tố kể trên (quan sát hiện trường, cảm nhận ánh sáng, quyết định chủ đề) sẽ giúp ta có được một hình ảnh trong đầu, ở dạng phôi thai (concept, mental images). Vấn đề kế tiếp là sự hiểu biết về kỹ thuật để chuyển tải ý tưởng thành hiện thực một cách chính xác nhất mà ta đã hình dung. Chính kỹ thuật là phương tiện giúp cho người nhìn thấy được ý tưởng (mental images) của ta qua hình ảnh trên giấy (physical images), hoăc dùng trên internet (electronic images).
Ở giai đoạn "chuyển tải ý tưởng trong đầu" này, người chụp cần quyết định những yếu tố kỹ thuật như mức độ rõ của ảnh (range of sharpness, depth of field), loại ánh sáng (low-lighting, silhlouettes, ambient...), góc chụp("perspective" chữ này nghĩa đầy đủ hơn chữ "angle-shooting")... Nói chung là sự hiểu biết về dụng cụ thu hình và các features của máy (khẩu độ, tốc độ, focal length).
Bước cuối cùng là làm sao tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kể trên (photographic elements), để diễn đạt ý định của người chụp, gửi một thông điệp, hoặc đạt yêu cầu về thương mại. Cái gọi là "tổ chức" và "sắp xếp" chính là Bố Cục.
Tôi xin tóm gọn bằng biểu đồ sau:
Chú thích Anh ngữ:
Image at the stage of concept: Hình ảnh ở giai đoạn ý tưởng.
Observation: Quan sát
Knowledge of Lighting: Hiểu biết về ánh sáng
Subject Determination: Chọn lựa chủ đề
Image at the stage of Capture: Hình ảnh ở giai đoạn thu, nắm bắt.
The capabilities of Equipments: Khả năng thu ảnh của đồ nghề.
Technical Understanding: Sự hiểu biết về sử dụng đồ nghề và chức năng.
Image at the stage of Develop: Hình ảnh ở giai đoạn hình thành.
Post-processed, Printing: Hậu kỳ và in ấn.
Presentation: Trình bày.
Composition: Bố cục
Organizing, Arranging: Tổ chức và sắp xếp.
Như ta thấy bố cục là một quá trình liên tục từ khái niệm cho tới hình thành. Chữ "bố cục" ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng hơn chữ "bố cục" trong tổ chức sắp xếp các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh kinh điển (photographic elements) như điểm (point), đường nét (lines), hình dạng (shape), form (hình khối), màu sắc (colors). Tôi nghĩ "bố cục" nên hiểu theo nghĩa sáng tạo như người nhạc sĩ "compose" một bản nhạc. Ở mức độ này thì "bố cục" nó hàm chứa phần hồn (the message, the idea) hơn là phần ảnh (lines, shape, colors...).
Ảnh sau ở giai đoạn quan sát tôi nhận thấy đây là loại ánh sáng từ cửa sổ (window lighting), tôi muốn chụp kiểu profile.
Ở giai đoạn thu ảnh (capture), tôi chọn khẩu độ f/2.5 để đạt độ nét ở phần mặt (frontal), focal length 50mm để chủ đề không bị distorted (ở khoãng cách 3 feet), ở cự li này tôi không dùng flash vì ánh sáng chếch từ cửa sổ (nguồn duy nhất) đủ để gây hình khối, flash có thể làm "hại" (flat) cái shadow phía sau mang tai của chủ đề.
Ở giai đoạn hậu kỳ tôi cần thấy phải thêm shadow, và đặt chủ đề sao cho cân bằng hơn (thêm khoãng không trước mặt chủ đề, 1/4 so với khoãng không phía sau) nhằm mục đích diễn đạt trạng thái tâm lý bế tắc.
2. Bố cục và Mục đích
Một tấm ảnh được chụp với nhiều lý do khác nhau. Có người chụp ảnh vì những lý do rất cá nhân, như nhằm mục đích thu lại những sự kiện có tính cách gia đình, thân hữu hoặc những diễn biến trong nội bộ sinh hoạt của công ti. Đôi khi chỉ nhằm giữ lại những kỹ niệm của nhưng nơi họ du lịch. Những tấm ảnh như vậy chỉ đơn giản thỏa mãn ý thích người chụp và mang đến niềm vui của những người có mặt trong ảnh. Yêu cầu chủ yếu về kỹ thuật của thể loại này là làm sao ảnh đạt được độ nét cao, đúng exposure để màu sắc nhìn tự nhiên trung thực, và có thêm chăng là giữ máy sao cho ảnh nhìn ngay ngắn không bị nghiêng (slanted). Những yêu cầu tối thiểu này giúp người xem ảnh "hưởng thụ" (enjoy) tấm ảnh hơn không bị căng mắt nhìn để đoán xem cái gì xảy ra trong ảnh hoặc ai là người ở trong ảnh (trường hợp ảnh bị sai nét (out-focus), ám màu (over-cast)).
Ví dụ như ảnh sau chỉ có ý nghĩa và mang niềm vui đến với những người có mặt trong ảnh (có em ở trỏng nữa, hi hi) mà thôi (ảnh: apham).
Những người chụp ảnh chuyên nghiệp (professional photographers: hiểu theo nghĩa chụp ảnh như là nghề nghiệp) không những cố gắng tạo ra những hình ảnh thỏa mãn họ mà còn phải thỏa mãn người mướn họ chụp. Vấn đề hoàn chỉnh kỹ thuật là đương nhiên mà còn phải mang đến cho người xem một thông điệp nhằm mục đích thương mại.
Ảnh sau được chụp không những tôi cố gắng thu lại "ambient light" của hiện trường mà còn phải làm sao thể hiện không khí ngày vui và giây phút hạnh phúc trên sàn nhảy của cô dâu chú rể là những người mướn tôi chụp (ảnh: hafoto)
Không những nhóm "professional photographers", quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và thông điệp này, nhóm "serious amateurs" (là những người không chụp vì tiền nhưng hiểu biết về kỹ thuật nhiếp ảnh ở trình độ như là "professional photographers") củng cố gắng mang đến cho người xem ảnh những tác phẩm (fine art) đạt trình độ cao về đẹp (beauty), khác biệt (unique), và thú vị (exciting). Những tấm ảnh như vậy gây ấn tượng thị giác cực mạnh (strong visual impac) làm cho người xem phải xem đi xem lại, thậm chí xem xong rồi vẫn còn nhớ (ám ảnh! hi hi).
Yếu tố Bố Cục là nguyên nhân chính: gửi đến cho người nhìn một thông điệp (message) bằng phương tiện đơn giản nhất (simplest), rõ ràng nhất (clearest), và hiểu quả nhất (most effective).
Những tấm ảnh đầy thi vị (fascinating) được sáng tác một cách đơn giản không gì hơn ngoài những đường nét, hình khối, và màu sắc (ảnh: ravic)
Ảnh sau là một ví dụ đơn giản và hiệu quả về sự kết hợp giữa đường dọc (vertical line), đường ngang (horizontal line) và đường xiên (diagonal line) để tạo bố cục gợi cho người xem dấu tích thời gian (ảnh: xichlo)
Con đường ngoằn ngoèo (bác nào đánh vần dùm em chữ này ạ, hi hi) nơi trung tâm phía dưới ảnh là thành phần duy nhất (main element) dẫn mắt người nhìn đi vào trung tâm ảnh. Sương mù có tác dụng gợi lên không khí ảnh (tôi muốn dùng chữ "mood" mà không biết diễn đạt làm sao). (ảnh: Nhiếp Ảnh Gia Hoàng Nhiệm).
- 3. Bố cục và Phong cách
Điều cần thiết của người "photographer" không những là nắm vững kỹ thuật (mastering skills and techniques) để sáng tạo ra những tấm ảnh - đẹp (good images) mà còn phải tìm cho mình một phong cách riêng (style) với bố cục mang tính cách của mình (personalized composition).
Như trên tôi đã đề cập, nếu "Bố Cục và Quá Trình Thành Phẩm" tập trung vào kỹ thuật (how to), "Bố Cục và Mục Đích" tập trung vào lý do, - nguyên nhân (why), thì "Bố Cục và Phong Cách" tập trung vào cái gì được sáng tạo (what).
Để tìm được phong cách riêng người "photographer" cần tìm cho mình một phương hướng chủ đề (theme). Có người thích chụp phong cảnh, có- người chỉ chụp chân dung, có người thích chụp film, có người chỉ chụp trắng đen, có người thích chụp đời thường....(kể ra thì vô vàn).
Kế đến người "photographer" phải hiểu lý do tại sao mình thích lựa chọn kỹ thuật mà mình áp dụng vào tác phẩm của mình và có thể lý giải - một cách rõ ràng quan điểm của mình.
Chú thích tiếng Anh:
Choosing Theme: Chọn phương hướng và chủ đề chụp
Understanding Technical Choices: Hiểu biết và khả năng lý giải sự lựa chọn kỹ thuật mà mình xử dụng.
Personal Style: Phong cách riêng
- Tới đây, tôi xin đi đến một định nghĩa về bố cục làm nền tảng cho những bài viết kế tiếp.
Định nghĩa này dựa trên 3 lập luận (Assumptions):
1. Bố Cục và Quá Trình Thành Phẩm
2. Bố Cục và Mục Đích
3. Bố Cục và Phong Cách
Lập luận 3 có tính cách tùy chọn (optional) nên tôi để vào ngoặc vuông [],
Bố cục là kỹ thuật tổ chức và sắp xếp [một cách chủ quan] các thành phần cơ bản của nhiếp ảnh để đạt yêu cầu về thiết kế hình - họa (photographic), để thỏa mãn mục đích về nội dung và [để thể hiện ý định và tư tưởng của người chụp].
Thành phần cơ bản của nhiếp ảnh chia làm 2 loại:
1. Loại có tính cách đồ họa (graphic): điểm, đường, hình dạng, hình khối.
2. Loại có tính cách hình họa (photographic): Lighting (highlight, shadow), độ nét (chiều sâu ảnh trường, nét căng, nét mềm), sắp đặt chủ đề - (subject placement).
1. Bố cục liên quan mật thiết đến Khổ ảnh
Một bố cục chặt chẽ liên quan mật thiết đến Khổ ảnh, điều đó không có nghĩa rằng ta phải học cách bố cục cho từng Khổ ảnh một. Một khi đã nắm được kỹ thuật sắp đặt chủ đề (subject placement) thì ta có thể áp dụng cho mọi khổ ảnh, cho dù đó là hình chữ nhật (ngang, dọc), panoramic, và khổ vuông (square). Măc dù mỗi Khổ ảnh có yêu cầu riêng phù hợp với một hình thức bố cục chặt chẽ nhưng căn bản về bố cục vẫn là như nhau (chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này ở những chương sau). Nếu như bạn là người chuyên chụp máy Khổ chữ nhật bạn không phải lo lắng nhiều nếu như ai đó đưa bạn máy Khổ vuông cho bạn chụp (bạn chỉ cần biết chỗ bấm máy là được rồi, hi hi)
Nguồn tin: Haphoto
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
anh.htt@gmail.com