Một trong những quy luật đầu tiên về bố cục mà chúng ta được học trong nhiếp ảnh là quy tắc 1/3. Nhưng sau khi đã hiểu được nó, chúng ta có thể làm gì hơn để cải thiện bố cục những bức ảnh của mình? Quy tắc đó sẽ giúp bạn bắt đầu, nhưng bố cục còn chứa đựng nhiều yếu tố khác chứ không chỉ là việc bạn đặt đối tượng của mình ở chỗ nào trong khung hình
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá thêm một vài khía cạnh của bố cục trong nhiếp ảnh, để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hiểu được làm thế nào để có được những bức ảnh hoàn hảo.
Tôi chưa bao giờ thích thuật ngữ "quy tắc 1/3". "Cách tiếp cận 1/3" có vẻ chính xác hơn, nhưng lại khó nhớ. Tại sao lại là "cách tiếp cận"? Bởi vì thỉnh thoảng vị trí tốt nhất để đặt đối tượng của bạn vào khung hình lại là trung tâm, hoặc ở cạnh. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về bố cục như một 'quy tắc', bạn đang chụp ảnh theo một công thức cứng nhắc. Bạn đang ở trong vòng nguy hiểm khi làm việc bằng cái đầu mà không phải bằng con tim (tốt nhất, hai thứ này nên đi cùng nhau).
Đảo đá, đối tượng chính trong bức hình trên, đã được tôi đặt ở giữa rìa trên của ảnh, chỉ vì nó có liên quan mật thiết với ảnh phản chiếu của mây trời. Bố cục là sự cân bằng giữa mây trắng và đá đen. Cảnh này gần như sẽ không bao giờ có thể chụp được nếu chúng ta cứng nhắc sử dung 'quy tắc' một phần ba.
Những đường thẳng được tao ra bởi chiếc thuyền trong ảnh trên đã dẫn mắt người đọc giữa bức hình. Mắt bạn đã đi từ theo đường chiếc thuyền cũng như là từ đất liền ra biển.
Những đường thẳng tương đồng trong bức ảnh này lại cực kỳ mạnh mẽ, dẫn mắt người xem từ mặt đất trước mắt đến tận đường chân trời. Đó là một bố cục hết sức thông minh. Những đường xéo tạo cảm giác chuyển động cho bức ảnh, và giúp bạn tạo ra một bức ảnh có sức ảnh hưởng đến người xem.
Bức ảnh này là một ví dụ khá rõ ràng, phần nền đất xung quanh đường ray có bề mặt khá thú vị và nó giúp thiết lập cảnh cho toa tàu.
Nếu như có thì tiền cảnh trong bức hình này có gì thú vị? Đó là chẳng có gì thú vị. Thứ thú vi hơn là bầu trời kia, dãy núi và nhà thời. Tiền cảnh quá tẻ nhạt nên tôi đã không đưa nó vào.
Cũng có một cách tiếp cận khác - đặt đối tượng của bạn làm tiền cảnh như ở đây chẳng hạn. Cái hố chính là đối tượng; khói, núi và bầu trời là những chi tiết hỗ trợ.
Một cách khác là dùng ống kính tele khi bạn chỉ cần chụp đối tượng của mình và không quan tấm đến phông nền. Bạn có thể làm điều này bằng cách mở khẩu lớn (f nhỏ) để xóa phông. Hoặc bạn có thể tách biệt đối tượng của bạn khỏi môi trường, như bức ảnh hai cô gái Bolivia trên đây. Bức ảnh này rất khác với bức có cậu học sinh ở trên kia, và lý do chính là nó được chụp với ống kinh tele, không phải ống kính góc rộng.
Nếu bạn bạn không có một ống kính góc rộng hay một ống kính tele, bạn vẫn có thể luyện tập những thứ này bằng cách sử dụng những điểm mút của một ống kính thông thường (ví dụ 18mm và 55mm đối với một ống kính 18-55). Độ dài tiêu cự như vậy là tương đối tốt để bạn có thể thử nghiệm với nhiều bức ảnh khác nhau.
Robert Capa, nhiếp ảnh gia, phóng viên báo ảnh người Hungary đã từng nói: "If your picture isn't good enough, you're not close enough" (Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, nghĩa là bạn chưa đủ gần). Rất nhiều bài viết khuyến khích bạn hãy đến gần hơn với đối tượng của bạn. Nhưng thỉnh thoảng bạn có thể tạo một bức ảnh đẹp bằng cách lùi lại và lấy thêm một chút khoảng siêu trống xung quanh đối tượng của mình.
Bức ảnh về những lá súng này bao gồm một loạt những hình gần tròn. Tôi đã tiến lại gần và dùng một filter thích hợp để loại bỏ sự phản chiếu của mặt nước. Nó đẹp khi có màu, và tuyệt vời khi trắng đen. Trắng đen tuyệt vời hơn vì màu sắc sẽ làm giảm sự chú ý đến hình thù mà những lá súng đã vẽ ra trên mặt nước.
Những bông hoa này là một ví dụ cho sự tương phản về màu sắc. Bông hoa đỏ đậm tương phản với phông nền xanh lá. Những màu sắc khác nhau cũng sẽ bổ sung cho nhau, có nghĩa là chúng làm việc cùng nhau. Một số màu nghịch nhau (như đỏ và xanh dương) cũng là một loại tương phản khác mà bạn có thể sử dụng.
Có một sự tương phẩn ở đây giữa ngôi nhà cũ xuống cấp và cảnh đẹp xung quanh nó. Bức ảnh được chụp ở một vùng hẻo lánh ở miền Nam Chi Lê nơi người dân sống trong những ngôi nhà được làm bằng gỗ. Họ không có nhiều tiền, nhưng xung quanh họ là vẻ đẹp đầy khắc nghiệt của dãy Andes ở Chi Lê.
Có đến hai kiểu tương phản trong bức ảnh này. Đầu tiên là sự tương phản giữa màu trắng của dòng nước và màu đen của đá. Kiểu này gọi là tương phản về tông màu. Tương phản tông màu là hết sức cần thiết với nhu74ng bức ảnh trắng đen và cũng rất hiệu quả đối với ảnh màu. Kiểu thứ tương phản thứ hai là giữ những tảng đá và dòng nước. Nước mềm mỏng và chuyển động, trong khi đá cứng và đứng yên. Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách kết hợp máy ảnh, chân máy, và tùy chỉnh thời gian phơi sáng lâu một chút để làm mịn chuyển động của nước.
Tôi chụp bức ảnh này ở Bolivia. Đó là một ngôi làng hẻo lánh và người dân địa phương mang sandal làm từ vỏ xe cao su. Tôi muốn chụp một chiếc sandal và đã zoom thẳng vào chân người đàn ông này. Bức ảnh bạn chân và chiếc sandal của người đàn ông - và chỉ thế thôi.
Bức ảnh này là một tảng đá đang đứng là một ví dụ khác về sự đơn giản. Tôi muốn chụp hình dạng không bình thường của tảng đá. Bức ảnh cũng có sự tương phản về tông màu, giữa đá sáng và nền tối. Và cũng có một sự tương phản giữ chất liệu cứng của đá, nhân tạo và cây cỏ mềm mại, tự nhiên xung quanh nó.
Tôi chưa bao giờ thích thuật ngữ "quy tắc 1/3". "Cách tiếp cận 1/3" có vẻ chính xác hơn, nhưng lại khó nhớ. Tại sao lại là "cách tiếp cận"? Bởi vì thỉnh thoảng vị trí tốt nhất để đặt đối tượng của bạn vào khung hình lại là trung tâm, hoặc ở cạnh. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về bố cục như một 'quy tắc', bạn đang chụp ảnh theo một công thức cứng nhắc. Bạn đang ở trong vòng nguy hiểm khi làm việc bằng cái đầu mà không phải bằng con tim (tốt nhất, hai thứ này nên đi cùng nhau).
Đảo đá, đối tượng chính trong bức hình trên, đã được tôi đặt ở giữa rìa trên của ảnh, chỉ vì nó có liên quan mật thiết với ảnh phản chiếu của mây trời. Bố cục là sự cân bằng giữa mây trắng và đá đen. Cảnh này gần như sẽ không bao giờ có thể chụp được nếu chúng ta cứng nhắc sử dung 'quy tắc' một phần ba.
1. Hướng dẫn
Trong bài viết này, có 7 hướng dẫn để cải thiện bố cục của bạn. Hãy suy nghĩ về chúng như những biển báo trên con đường đi đến đỉnh cao nhiếp ảnh của bạn. Chúng sẽ đưa bạn đến đó, nhưng bạn vẫn có quyền tự do đi theo con đường của riêng bạn vào bất cứ thời điểm nào.
2.Thử thách chính mình
Đây là một thử thách dành cho bạn. Với mỗi luận điểm trong bài viết này, bạn hãy tự đặt ra cho mình một mục tiêu để luyện tập. Đi ra ngoài và chụp một vài bức ảnh. Những thông tin bạn đang đọc sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ học được rất nhiều về bố cục, ảnh bạn chụp được cũng sẽ đẹp hơn.
3. Những đường thẳng
Những đường thẳng sẽ đưa mắt người xe từ điểm này đến điểm khác trên cùng một bức ảnh. Hãy tìm mọi đường thẳng có thể dẫn đến đối tượng của bạn. Tránh những đường thẳng dẫn dắt mắt người xem ra ngoài ảnh của bạn. Hãy nhớ, đường thẳng vẫn có thể cong cũng như thẳng như cái tên của nó.
Những đường thẳng được tao ra bởi chiếc thuyền trong ảnh trên đã dẫn mắt người đọc giữa bức hình. Mắt bạn đã đi từ theo đường chiếc thuyền cũng như là từ đất liền ra biển.
Những đường thẳng tương đồng trong bức ảnh này lại cực kỳ mạnh mẽ, dẫn mắt người xem từ mặt đất trước mắt đến tận đường chân trời. Đó là một bố cục hết sức thông minh. Những đường xéo tạo cảm giác chuyển động cho bức ảnh, và giúp bạn tạo ra một bức ảnh có sức ảnh hưởng đến người xem.
4. Tiền cảnh thú vị
Đừng thờ ơ với tiền cảnh (foreground) trong ảnh của bạn. Hãy khiến tiền cảnh làm việc cho bạn. Như thế nào ư? Cách tốt nhất là hãy đảm bao rằng có thứ gì đó thú vị để khiến người khác phải nhìn vào. Nghĩa là bạn hãy tìm một thứ gì đó thú vị, nhưng không gây ảnh hướng đến hoặc không làm giảm sự chú ý đến đối tượng chính của bạn.
Đối tượng của bạn là trung tâm của bức ảnh (điều này không có nghĩa là vị trí của nó phải nằm giữa khung hình, mà nó là phần quan trọng nhất trong đó). Những yếu tố xung quanh đối tượng, như tiền cảnh nên có một vai trò hỗ trợ.
Nếu như có thì tiền cảnh trong bức hình này có gì thú vị? Đó là chẳng có gì thú vị. Thứ thú vi hơn là bầu trời kia, dãy núi và nhà thời. Tiền cảnh quá tẻ nhạt nên tôi đã không đưa nó vào.
Cũng có một cách tiếp cận khác - đặt đối tượng của bạn làm tiền cảnh như ở đây chẳng hạn. Cái hố chính là đối tượng; khói, núi và bầu trời là những chi tiết hỗ trợ.
5. Chọn ống kính
Ống kính nào là tốt nhất để chụp ảnh. Có ba lựa chọn cơ bản: góc rộng, chuẩn, và tele. Mỗi ống kính đều có tính năng riêng, thích hợp với một số đối tượng nhất định.
Ống kính góc rộng khá thú vị. Bạn có thể đứng gần đối tượng mình, dùng ống góc rông để chụp mà vẫn có được nhiều phông nền (background). Ống kính góc rộng có ích cho nhiếp ảnh vì để chụp được một bức ảnh đẹp, đôi lúc bạn chỉ có thể đứng gần đối tượng. Bức ảnh trên là ảnh một học sinh Bolivia. Cậu ta đứng rất gần máy ảnh của tôi, và ống kính góc rộng cho phép tôi chụp được cả những người bạn của cậu ấy.
Một cách khác là dùng ống kính tele khi bạn chỉ cần chụp đối tượng của mình và không quan tấm đến phông nền. Bạn có thể làm điều này bằng cách mở khẩu lớn (f nhỏ) để xóa phông. Hoặc bạn có thể tách biệt đối tượng của bạn khỏi môi trường, như bức ảnh hai cô gái Bolivia trên đây. Bức ảnh này rất khác với bức có cậu học sinh ở trên kia, và lý do chính là nó được chụp với ống kinh tele, không phải ống kính góc rộng.
Nếu bạn bạn không có một ống kính góc rộng hay một ống kính tele, bạn vẫn có thể luyện tập những thứ này bằng cách sử dụng những điểm mút của một ống kính thông thường (ví dụ 18mm và 55mm đối với một ống kính 18-55). Độ dài tiêu cự như vậy là tương đối tốt để bạn có thể thử nghiệm với nhiều bức ảnh khác nhau.
6. Khoảng siêu trống
Nếu vùng không gian xung quanh đối tượng của bạn trống trải hoàn toàn, như bức ảnh vỏ sò dưới đây, vùng không gian đó được gọi là 'khoảng siêu trống' vì gần như chẳng có gì trong đó. Khoảng siêu trống giống như một căn phòng rộng dành cho đối tượng của bạn vậy. Nó cũng có thể toát lên được môi trường của đối tượng của bạn.Robert Capa, nhiếp ảnh gia, phóng viên báo ảnh người Hungary đã từng nói: "If your picture isn't good enough, you're not close enough" (Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, nghĩa là bạn chưa đủ gần). Rất nhiều bài viết khuyến khích bạn hãy đến gần hơn với đối tượng của bạn. Nhưng thỉnh thoảng bạn có thể tạo một bức ảnh đẹp bằng cách lùi lại và lấy thêm một chút khoảng siêu trống xung quanh đối tượng của mình.
7. Hình khối và hoa văn
Hãy tìm kiếm những hình khối và hoa văn thú vị. Chúng có thể là hoa văn từ thiên nhiên, hoặc hình khối của những tòa nhà sừng sững giữa bầu trời. Khi bạn đã tìm ra thứ gì đó thú vị, tiến lại gần và tập trung vào thứ hình khối hay hoa văn đã lọt vào mắt xanh của bạn đó.Bức ảnh về những lá súng này bao gồm một loạt những hình gần tròn. Tôi đã tiến lại gần và dùng một filter thích hợp để loại bỏ sự phản chiếu của mặt nước. Nó đẹp khi có màu, và tuyệt vời khi trắng đen. Trắng đen tuyệt vời hơn vì màu sắc sẽ làm giảm sự chú ý đến hình thù mà những lá súng đã vẽ ra trên mặt nước.
8. Độ tương phản
Sự tương phản là một yếu tố quan trọng trong bố cục. Mọi thứ xung quanh ta đều có sự tương phản. Một khi bạn ý thức được hiệu quả của sự tương phản, bạn có thể cố tình tìm và tạo ra nó. Một vài loại tương phản đem lại hiệu quả trong các bức ảnh là sự tương phản giữa cũ và mới, sáng và tối, thô và mịn, lỏng và rắn, hay nóng và lạnh.Những bông hoa này là một ví dụ cho sự tương phản về màu sắc. Bông hoa đỏ đậm tương phản với phông nền xanh lá. Những màu sắc khác nhau cũng sẽ bổ sung cho nhau, có nghĩa là chúng làm việc cùng nhau. Một số màu nghịch nhau (như đỏ và xanh dương) cũng là một loại tương phản khác mà bạn có thể sử dụng.
Có một sự tương phẩn ở đây giữa ngôi nhà cũ xuống cấp và cảnh đẹp xung quanh nó. Bức ảnh được chụp ở một vùng hẻo lánh ở miền Nam Chi Lê nơi người dân sống trong những ngôi nhà được làm bằng gỗ. Họ không có nhiều tiền, nhưng xung quanh họ là vẻ đẹp đầy khắc nghiệt của dãy Andes ở Chi Lê.
Có đến hai kiểu tương phản trong bức ảnh này. Đầu tiên là sự tương phản giữa màu trắng của dòng nước và màu đen của đá. Kiểu này gọi là tương phản về tông màu. Tương phản tông màu là hết sức cần thiết với nhu74ng bức ảnh trắng đen và cũng rất hiệu quả đối với ảnh màu. Kiểu thứ tương phản thứ hai là giữ những tảng đá và dòng nước. Nước mềm mỏng và chuyển động, trong khi đá cứng và đứng yên. Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách kết hợp máy ảnh, chân máy, và tùy chỉnh thời gian phơi sáng lâu một chút để làm mịn chuyển động của nước.
9. Sự đơn giản
Đã đến thời điểm để áp dụng tất cả những hướng dẫn phía trên cùng nhau. Nếu còn một nguyên lý nào khác giúp ích cho bạn trong trường hợp này, thì đó là sự đơn giản. Quyết định yếu tố quan trọng nhất trong bức ảnh, và loại bỏ bất cứ thứ gì không liên quan. Mỗi phần trong ảnh của bạn đều có giá trị. Nếu không tạo ra giá trị, hãy đem chúng ra ngoài khung hình của bạn. Bố cục sẽ trở nên đơn giản hơn, đậm đà hơn và hiệu quả hơn. Ảnh của bạn sẽ có sức hút hơn và thông điệp của bạn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.Tôi chụp bức ảnh này ở Bolivia. Đó là một ngôi làng hẻo lánh và người dân địa phương mang sandal làm từ vỏ xe cao su. Tôi muốn chụp một chiếc sandal và đã zoom thẳng vào chân người đàn ông này. Bức ảnh bạn chân và chiếc sandal của người đàn ông - và chỉ thế thôi.
Bức ảnh này là một tảng đá đang đứng là một ví dụ khác về sự đơn giản. Tôi muốn chụp hình dạng không bình thường của tảng đá. Bức ảnh cũng có sự tương phản về tông màu, giữa đá sáng và nền tối. Và cũng có một sự tương phản giữ chất liệu cứng của đá, nhân tạo và cây cỏ mềm mại, tự nhiên xung quanh nó.
10. Kết luận
Việc áp dụng những nguyên tắc để tạo ra một bức hình đẹp là rất quan trọng, nó sẽ rất có ích trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Nếu bạn định thử kiểm chứng một điều gì đó trong bài viết này, hãy nhớ rằng bố cục sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều khi cảm nhận bằng con mắt nghệ thuật của bạn. Cầm máy lên nào, và dùng trái tim của mình để chụp ảnh thôi.
Tác giả bài viết: Master the Art of Photographic Composition - Andrew Gibson (phamqb lược dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
anh.htt@gmail.com